Người Âm Mai Mối

Chương 18



Sẩm tối, khi mặt trời vừa tắt nắng.

Tiếng cô Lành gào khóc bên nhà khiến hàng xóm ai cũng phải chú ý.

– Ối làng nước ơi, thế này thì có chế/t nhà em không cơ chứ. Nào là gà vịt, nào là lợn..chúng đang khỏe mạnh tự dưng lăn đùng ra chế/t cả bầy như thế này. Ối làng nước ơi là làng nước ơi.

Thím Mười đang gẩy rơm phơi ngoài vườn, nghe tiếng cô Lành khóc than bèn giả bộ chạy đến quan tâm hỏi:

– Nhà cô Lành có chuyện gì thế? Tôi đang làm ngoài vườn thấy cô khóc lóc. Thế có chuyện gì không?

Cô Lành khóc hu hu, chỉ tay vào đàn gà nằm chết la liệt ngoài vườn, đau lòng nói:

– Đấy, bá Mười nhìn xem, gà vịt nhà em, còn cả bầy lợn sắp được xuất chuồng nữa. Chúng nó..nó…chế/t cả rồi. Ối làng nước ơi, mất cả rồi, mất sạch rồi. Hu hu hu…

Cô Lành đâu biết, thím Mười đang vui như hoa nở mùa xuân trong bụng, nhìn nhà cô Lành thiệt hại hết bao nhiêu tiền bạc, thím Mười hả hê vô cùng.

Thím Mười chẹp lưỡi, tỏ vẻ tiếc nuối với chủ nhà:

– Trời ơi, thế chúng vì sao mà chế/t lũ lượt thế kia cô biết nguyên do không?

Cô Lành gạt nước mắt, buồn bã nói:

– Em nào hay biết gì đâu bá, vừa làm ngoài đồng về gặp cảnh này em đau tim chết mất bá Mười ạ.

– Thôi nào, từ từ nghĩ cách. Cô xem như của đi thay người vậy. Phấn chấn lên.

Cô Lành sụt sùi khóc:” Vâng!” Rồi hai tay lại giơ lên trời, đập xuống đất phạch phạch không biết lặp đi lặp lại bao nhiêu lần, xót thương tiếc của đến muốn đứt từng đoạn ruột.

Đứng an ủi mấy câu xong thì thím Mười đi vào nhà. Bên kia vẫn nghe rõ tiếng cô Lành khóc và tiếng nói chuyện bàn tán ì sèo. Càng làm cho tâm trạng của thím Mười thêm vui gấp bội phần.

Thím Mười vừa đi ra tới ngoài vườn, sực nhớ ra chuyện cấp bách cần làm bèn quăng cây gậy tre xuống đất, phăm phăm bước vào bếp. Thím đưa tay rút ra túi bóng có chưa mấy ông thuốc diệt chuột mình mua chưa sử dụng hết, chả biết trong đầu thím ấy đang toan tính chuyện gì, chỉ thấy thím nhét vội gọi thuốc chuột vào lưng quần, sau đó kéo vạt áo phủ xuống cho kín cắp nón đi ra khỏi nhà.

Ra đến đầu ngõ, thấy hai bà cháu Tường Vân đi nhổ cỏ về, thím Mười khựng chân nói như ra lệnh:

– Biết đường về nhà rồi đấy hử? Tôi tưởng bà cháu hai người chết ở ngoài đồng rồi cơ chứ.

Tường Vân len lén nhìn thím, cúi gằm mặt lí nhí đáp:

– Dạ, thím. Con và bà nội ráng nhổ cho xong đâm cỏ, sang mai thím cho con lên trường tập trung lớp thím nhé!

Thím Mười bĩu môi, ánh mắt chán ghét nhìn Tường Vân, nghiến răng cau có nói:

– Về rồi thì vào nhà lo cơm nước cho tao, biết mấy giờ rồi không mà bếp núc vẫn tanh lạnh ngắt. Chuyện ngày mai, mai tao tính, đừng có đòi hỏi rồi quen thói xấu.

– Dạ, thím!
-Hừm!

Con bé nhìn theo tấm lưng của thím Mười cho tới khi thím đi khuất, mới chịu cùng bà nội về nhà.

– Mình về thôi cháu.
– Vâng ạ!

Thím Mười đi ra chỗ thửa ruộng rau dưa nhà cô Oanh. Nhìn quan sát bốn phía thám thính xung quanh, giờ này thì chẳng ai ngoài đồng, nghĩ vậy, thím Mười mới yên dò dẫm đi xuống dưới.

Nhìn vào vạt rau xanh tốt nhà cô Oanh, chú Công, trong lòng thím Mười lại nảy sinh mối ganh ghét cô Oanh đố kỵ với cô Oanh. Thím Mười đứng nói một mình, mắt vẫn chằm chằm nhìn vào vạt rau:” Cái ngữ cô lấy gì mà dám tranh giành anh Công với tôi kia chứ? Đã xấu người còn vụng thối thối nát, thì thằng đàn ông nó chả chán. Hừ!” Nói xong, thím Mười đảo mắt nhìn quanh đây một lượt, thấy đã an toàn, thím mới rút lọ thuốc diệt chuột ra mỉm cười.

Thím Mười dùng đoạn tăm được vót nham nhở, quấn bông gòn một đầu chấm vào lọ nước thuốc diệt chuột, sau đó chọn những gốc rau đã to để chấm vào gốc. Làm xong cũng kha khá, nghĩ nhiêu đấy đã đủ, thím Mười thu gom chai lọ đồ nghề rồi nhanh chóng đi khỏi nơi đấy. Thím Mười chỉ muốn đầu độc hai mẹ con cô Oanh, và tin rằng kiểu vì vài hôm tới cô Oanh cũng đi cắt rau dưa về muối chua, bởi thím đã nghe thấy cuộc nói chuyện hôm trước của cô Oanh và bà hàng xóm nói với nhau. Về phần chú Công bồ của thím thì không phải lo lắng gì. Bởi hồi trưa thím gặp chú Công trên đường làng và chú ấy báo rằng phải đi xa mươi bữa sang tận xã bên lợp mái nhà cho người ta xong mới về. Như vậy, nếu bị ngộ độc hay chế/t, thì chỉ có mẹ con cô Oanh bị mà thôi.

Thím Mười quăng lọ thuốc diệt chuột còn dùng chưa hết xuống dòng nước sông đang chảy xiết, khẽ mỉm cười, đợi chờ ngày hai mẹ con cô Oanh gặp nạn, như thế, anh Công hoàn toàn thuộc về mình.
—-
Bốn ngày sau. Mẹ cô Oanh sang nhà con gái chơi khi biết con rể đi làm ăn xa, bà sang cho con cháu đỡ buồn. Hơn nữa, cũng lâu rồi cô Oanh không đưa con về quê thăm ông bà ngoại, ông bà càng thêm nhớ con, nhớ cháu.

Trước khi đi, bố cô Oanh đã nhồi nhét bao nhiêu là thứ, nào là thịt lợn, cá ông bắt ở ao, tôm cua sống nhảy tạch tạch bảo vợ mang sang cho con gái nấu ăn, còn dặn vợ cứ ở chơi, không có việc gì gấp gáp thì không cần về vội. Mọi chuyện ở nhà đã có ông và vợ chồng con trai cả quán xuyến.

Cô Oanh về làng này làm dâu ngót nghét cũng gần mười năm. Sinh xong cô con gái xinh xắn cho chồng thì cô đổ bệnh, dẫn đến phải cắt luôn cả buồng trứng để bảo toàn tính mạng.

Bố mẹ cô Oanh quý chú Công con rể mình lắm, vì sau khi cô Oanh bị vậy dẫn đến không sinh thêm cho chú được mụn con trai để nối dõi, mà chú Công vẫn lo lắng, yêu thương, chăm bẵm cho con gái mình, lại còn lo làm ăn, không nghiện rượu hay bài bạc.

Thực ra, đấy chỉ là vỏ bọc hoàn hảo bên ngoài mà thôi, ai nhìn vào cũng đánh giá chú Công là người chồng người cha tốt. Chứ đâu biết, chú ra ngoài léng phéng bồ bịch với thím Mười vợ người ta, cả gần hai năm nay mà không hề ai hay biết.

– Rau dưa con muối đấy hả? Vàng giòn ngon quá con nhỉ.

Mẹ cô Oanh khen vại rau dưa con gái muối vàng, giòn, ngon.

Cô Oanh cười, đáp:

– U thấy ngon hôm nào u về, con cắt cho u một ít mang sang nhà mà muối.

– Ừ..ừ..u cũng tính vậy đấy. Bố chị thích món cá trắm om dưa chua với thì là lắm đấy. Hì hì…

– U đưa bát đây con xới thêm cơm cho u. Mà u gắp thêm thức ăn vào mà ăn, ai lại ăn mỗi rau dưa muối như thế thì lấy đâu ra chất.

– Chị cứ kệ u, già rồi, u không thích thịt cá, cứ rau dưa muối lại ngon con ạ. Ở bên nhà, ngày nào bố chị chả bắt cá dưới ao mang về nấu. Ăn đã chán cả ra.

Ăn nước xong xuôi, chén bát đã rửa phơi ngoài sân gọn gàng đâu đấy. Cô Oanh còn kịp vào giường nằm nghỉ trưa, thì bất ngờ mẹ cô Oanh hai mắt trợn ngược, ngã ra đất sùi bọt mép, lòng tử mắt trắng dã, chân tay giãy đành đạch như cá nằm trên thớt. Một lúc sau, cơ thể bà ấy yếu dần, hơi thở đã tàn, lúc bà ấy không giãy giụa nữa cũng là lúc bà ấy chết tức tưởi.

Cô Oanh ôm mẹ gào khóc:

– Ối u ơi, u bị làm sao thế này u ơi. Các bác ơi, có ai không, làm ơn tới đây xem u em bị sao làm ấy các bác ơi. Hu hu hu

Nghe tiếng cô Oanh kêu khóc thảm thiết bên nhà, hàng xóm lo lắng chẳng ai bảo ai, cứ thế ba chân bốn cẳng chạy sang xem rõ sự tình.

– Cô Oanh, bác gái bị làm sao thế?
– Em không biết bác ạ, tự dưng ăn cơm xong thì mẹ em lên cơn co giật. Các bác làm ơn làm phước đưa mẹ em đi bệnh viện với các bác.
– Nhà chú có xe máy, về lấy xe chở bác ấy đi viện xem sao.
– Vâng, vâng, để em về.
Cô Oanh gào khóc, lay lay người mẹ mình:
– U ơi, u ơi… u mau tỉnh dậy đi u, đừng làm con lo lắng u ơi.

Thế nhưng, xe máy hàng xóm vừa chạy tới sân thì hay tin mẹ cô Oanh đã chết từ trước đó. Mọi người còn đang hoang mang về cái chết bất ngờ của mẹ cô Oanh, thì trong nhà có tiếng kêu rên rỉ.

Quá hoảng loạn, cô Oanh buông mẹ mình xuống, chạy xộc vào trong nhà thì thấy con gái mình đang miệng nôn chôn tháo ra đầy nhà, mặt mũi con bé tái mét cắt không ra giọt máu.

Cô Oanh còn chưa kịp hỏi han tình trạng của con gái, thì cơn đau bụng ập đến, khiến cơ thể cô mất sức không tài nào nhấc chân lên để bước đi. Cô ấy cũng có hiện tượng y chang như con gái mình, nôn ói kèm theo cơn đau quằn quại.

Một bác hàng xóm sốt sắng lo lắng thốt lên:

– Thôi chết! Nhà cô ấy chắc bị ngộ độc thức ăn rồi! Mau mau chở họ đến bệnh viện cấp cứu nhanh lên.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.