Trùng Tang Nhà Phú Thương

Chương 35: Bùa hại người



Lão thầy ngồi xuống chiếc bàn được kê ở giữa gian nhà chính, cửa trước đã được ông ta sai người nhà buông rèm xuống che ngay sau khi hai người họ vừa bước vào.

– Có mang vật tôi dặn tới đây không?

Vân Xuyên lấy nó ra, đặt nó trên bàn rồi đẩy sang trước mặt ông ta, gật đầu:

– Đây. Tóc và chiếc áo cô ta thường mặc đều đã ở đây.

– Tốt lắm. Có hai vật này rồi thì lời nguyền sẽ sớm linh ứng lên người đối phương mà thôi.

Nói đoạn, ông ta cắt một miếng vải vừa đủ trên thân áo, sau đó tết thành một hình nhân được làm bằng vải, tiếp theo đặt con hình nhân lên một tấm gỗ to bản bằng hai bàn tay, cuối cùng dán hình vẽ chân dung Miên Lam lên trước ngực nhân và dùng đinh 10 đóng cố định lên đó.

Trước khi đóng con hình vào gỗ thì bề mặt tấm gỗ đã được lão thầy vẽ kín. Giờ chỉ còn cách thổi bùa chú vào đó thì nghi lễ trù ếm đối phương đã hoàn thành.

– Xong rồi. Cô mang nó về, nhớ phải giấu kín ở một chỗ mà không ai biết hay nhìn thấy nghe chưa.

Rồi ông ta nhìn sang chỗ Mơ, nói với nó:

– Cô tạm thời lánh mặt đi, tôi có chuyện muốn nói riêng với cô nương này.

Mơ cúi đầu chào rồi bước ra khỏi phòng. Ra tới cửa, cô ta không bận tâm tới hai người ở trong bàn tán chuyện gì, mà tâm cô đang nghĩ làm sao cho cậu ba để ý tới mình.

Đang suy nghĩ miên man thì Vân Xuyên và lão thầy mở cửa bước ra. Cô ta đưa cho mơ tấm gỗ đã được gói cẩn thận trong chiếc khăn nhung.

– Mày cầm nó dùm tao ra xe. Chuyện hôm nay tao với mày đến đây cấm không được bép xép ra ngoài cho ai hay nghe chưa?

Mơ gật đầu:

– Dạ! Em xin ghi nhớ thưa mợ chủ.

Miệng nó nói, mà ánh mắt luôn nhìn về phía lão thầy, dường như ông ta cũng cảm nhận được Mơ có điều gì muốn nói, song ông ta vẫn chọn cách im lặng không mở lời hỏi.

Dìu mợ chủ ra xe, đỡ mợ chủ lên xe ngồi. Mơ lại nghĩ đây là cơ hội tốt để dò hỏi ông ta xem có cánh nào giúp mình không, bởi một khi về nhà thì bản thân mình khó có cơ hội ra khỏi nhà.

Nghĩ tới đây nó ngước lên nói với mợ chủ:

– Mợ chủ, khi nãy em thấy trong nhà ông thầy có cây hoa ngâu nở rộ hoa nhiều quá. Mợ ngồi trên xe một lát, em quay vào xin ông ấy hái một ít mang về.

– Mày xin nó về làm gì? Chẳng phải hoa trong vườn nhà tao cả đống sao không hái?

Mơ cười:

– Hoa trong vườn nhà mợ đúng là không thiếu, nhưng lại không có bông hoa ngâu thơm ngát ngày. Em nghe nói mang nó đem đi ướp với trà thì cho ra một tách trà như ý. Uống nó vào tinh thần sảng khoái thư thái lắm mợ à.

Vân Xuyên thấy con Mơ nói cũng có lý, sẵn thấy chồng mình hay ngồi thưởng trà vào buổi sáng và tối nên Vân Xuyên cũng muốn nó hái cho mình một ít mang về mà không hề nghi ngờ gì.

– Ừ! Mày hái nhiều nhiều một tí tao cũng muốn ướp trà cho chàng ấy uống. Nhưng đi nhanh nhanh lên đấy, đừng để tao phải đợi lâu.

Mơ nở nụ cười thật tươi chạy phóng đi như bay. Vừa vào tới sân đã thấy lão thầy đứng đợi sẵn trên hiên. Ông ta nhìn Mơ rồi hỏi:

– Cô muốn ta giúp gì? Đừng nói cô chỉ muốn quay lại xin hoa ngâu.

Mơ chạy đến đứng trước mặt ông ta rồi đáp:

– Ông có cách làm cho một chàng trai si mê mình không lối thoát không?

Ông ta nhìn Mơ, không ngạc nhiên khi nghe tâm nguyện của cô vừa nói với mình. Song ánh mắt có vẻ hơi lạnh lùng và không mấy thiện cảm.

– Có thì có đấy, nhưng cái giá của nó không hề nhỏ. Cô nương, với thân phận kẻ đầy tớ như cô liệu rằng có đủ số tiền công để trả nó cho tôi?

Mơ ngẫm nghĩ một lúc, tay vo viên vạt áo tới nhăn túm. Nó biết bản thân mình không đủ tiền để thuê ông ta làm bùa cho mình, nhưng nó lại cam tâm ra về tay không.

– Ông có thể bớt cho tôi chút đỉnh nữa được không? Thực sự tôi rất muốn làm nhưng tiền công của tôi thì quá thấp.

Biết rã tâm trong lòng Mơ không hề nhỏ, thậm chí nó còn mạnh mẽ và thâm hiểm hơn chủ nhân của nó. Nhưng ông ta thấy đồng cảnh ngộ với Mơ, bèn nói với cô ta:

– Vậy cô hãy thử áp dụng bùa từ trên chính cơ thể của cô đi, kết hợp với nước thánh bùa mê thuốc lú của ta thì đối phương có chạy đằng trời.

Mơ nghe xong chưa hiểu lắm, bèn hỏi:

– Có nghĩa là sao? Mong thầy chỉ giúp.

Nhưng ông ta là kẻ khôn ngoan nên tiền chưa đến tay mình thì nhất quyết không chịu hé răng nửa lời.

Ông ta dặn:

– Bùa loại 1 giá cũ, bùa loại 2 giá thấp hơn một nửa. Nói là loại 1, loại 2..vậy thôi chứ thực ra nó không khác nhau lắm. Chỉ là loại 1 thâm hiểm và hiệu quả tới nhanh hơn bùa loại 2. Cũng giống 1 chiếc áo hay 1 cái quần cũng có giá thấp giá cao.

Mơ lẩm nhẩm trong miệng:

– Bùa mà cũng có loại 1 loại 2, đây là đầu mình nghe thấy.

Lão thầy nói tiếp, kéo nó thoát ra khỏi suy nghĩ viển vông:

– Thôi, cô vào đây đứng cũng đã lâu, mau ra vườn hái hoa ngâu đi kẻo bị chủ nhân chửi mắng kìa.

Ông quay người đi vào nhà, vẫn không quên nhắc nhở Mơ:

– Hôm nào gom đủ tiền công thì tới đây gặp ta. Ta chỉ cho cách.

Mơ” Dạ!” Tiếng rồi te te đi ra vườn vội túm lấy mấy bông hoa ngâu vặt hái.

– Ê con Mơ, mày làm cái quái gì ở trong ấy mà lâu thế hả?

Vừa mới quay lại xe Mơ đã bị chủ nhân mắng. Khi ấy nó cười khổ mà rằng:

– Dạ mợ chủ tha lỗi. Vợ ông thầy bị trượt chân ngã nên em phải phụ ông ấy dìu bà vào phòng.

Vân Xuyên cũng chẳng mấy bận tâm, bèn nói với cô ta.

– Mày còn không chịu lên xe tao cho mày đi bộ về bây giờ. Hoa ngâu đâu, đưa đây tao xem.

Mơ chìa bọc hoa ngâu đựng trong gói lá lá chuối ra trước mặt cho Vân Xuyên xem. Xem xong cô ta gật đầu:

– Ừ, trông tươi và thơm đấy. Về đến nhà mày nhớ ướp hộ tao một hũ trà nhé, tao pha cho chàng ấy uống.

Mơ hỏi:

– Bây giờ về nhà hay đi sang thăm ông bà chủ hả mợ?

Vân Xuyên mệt mỏi thở dài:

– Ờ! Ghé vào thăm cha mẹ tao một chút, để về tới nhà bên kia hễ có ai hỏi chúng ta cũng không cần nói dối.

Mơ gật đầu:” Dạ vâng.”

Vừa thấy con chơi, vợ chồng lão Nghê vội vàng ùa chạy từ trong nhà ra đón tiếp. Đào thị cười hớn hở suýt xoa:

– Ôi trời, cuối cùng con gái cũng chịu về thăm cha mẹ. Con đã ăn cơm gì chưa? Bầu bì sao rồi, có bị nghén nhiều không con?

Lão Nghê mắng vợ:

– Ơ hay bà này, có chuyện gì cũng phải để con gái nó vào nhà uống cốc nước đã chứ.

Đào thị cười xòa:

– Tôi quên mất, con nó đứng lâu sẽ mệt. Vân Xuyên, theo mẹ vào nhà đi con. Đứng ở đây nắng nóng quá.

Lão Nghê rót cho gái cốc nước vối, rồi hỏi:

– Con làm dâu bên ấy có được gia đình nhà chồng thương yêu không?

Vân Xuyên chưa kịp trả lời thì đã bị nhỏ Mơ trả lời thay:

– Bẩm ông bà chủ. Điều kiện bên ấy tốt lắm, tiểu thư được cả nhà thương yêu hết mực, mỗi tội chuyện phòng the mợ bị ghẻ lạnh.

Nói đến đây dường như nó biết mình vừa nói lỡ lời, bởi khi nó vừa cúi gằm mặt xuống đã chạm ngay ánh mắt tức giận của Vân Xuyên.

– Này con Mơ. Mày học ở đâu cái thói tranh nói chuyện với chủ nhân thế hả? Mày không lên tiếng cũng đâu có ai bảo mày câm.

Mơ sợ hãi khép nép xin lỗi:

– Mợ chủ, em sai rồi.

Đào thị thở dài:

– Chuyện đó thì mẹ có nghe phong phanh, nhưng muốn giữ được người đàn ông bên cạnh mình có sắc thôi chưa đủ. Mà còn phải có chút thủ đoạn.

Vân Xuyên chán nản nói:

– Khi chưa gả cho chàng con cứ nghĩ chàng sẽ yêu thương con khi biết con là người cứu chàng ấy ngoài bến sông. Vậy mà, khi con gả chàng rồi thì chưa một lần chàng nằm chung chăn gối với con. Hôm nào có ngủ lại ở nhà thì cũng là bên thư phòng đọc sách.

Vân Xuyên ngước lên nhìn mẹ, tủi thân đến nỗi đôi mắt đỏ hoe, nước mắt trực trào tuôn rơi.

Đào thị thấy con gái đau khổ vì một người đàn ông, thị cũng không lỡ đứng im nhìn con gái mình héo mòn đi từng ngày. Thị bèn hiến kế.

Đào thị kéo tai Vân Xuyên lại, thì thầm to nhỏ bàn mưu tính kế hãm hại Miên Lam. Bàn cách hại người xong, Vân Xuyên nhấc mặt ra khỏi người Đào thị, vẻ mặt đăm chiêu một lúc rồi hỏi:

– Nhưng mà làm theo cách của mẹ liệu có ổn không? Con sợ..sợ…

Vân Xuyên nói chưa hết câu đã bị Đào thị cản lời. Bà ta buông lời kích bác:

– Này nhá, con mà không hành động trước nó một bước thì sau này nó leo lên đầu lên cổ con ngồi đó. Con có biết trong lòng con ranh đó đang suy tính gì không?

Vân Xuyên ngạc nhiên hỏi:

– Ồ! Thế là chuyện gì nữa vậy mẹ.

Đào thị trả lời:

– Thì còn chuyện gì nữa, tao nghe bọn dân nghèo trong thôn chúng kháo nhau rằng con nhỏ Miên Lam đang lên kế hoạch thu mua kén tằm của họ để chuẩn bị mở xưởng dệt vải. Nó là đứa khéo tay, đầu óc sáng tạo, một khi đã quyết tâm thì ắt làm nên sự nghiệp.

Vân Xuyên nghe xong, nghiến răng ken két, tay đập xuống bàn tức giận rít lên:

– Con sẽ không để chị ta toại nguyện.
Đào thị nở nụ cười nham hiểm:
– Con nghĩ được vậy đúng đấy. Để nó làm ra tiền thì nó sẽ được đà làm tới, chẳng xem con ra gì.

Vân Xuyên đứng phắt dậy quên cả việc mình đang mang thai phăm phăm giận dữ bước ra khỏi cửa rồi dừng lại, nói chắc nịch như đinh đóng cột.

– Thế gian này có con thì không có chị ta. Con thề đấy, hừ!

Nói xong cô ta đi thẳng một mạch ra xe, mặc cho cha mẹ nài nỉ ở lại ăn cơm trưa nhưng Vân Xuyên vẫn không chịu ở lại.

– Cái bà này, lâu lâu con gái nó mới về thăm cha mẹ, đang không thì kể chuyện con bé Miên Lam ra làm gì khiến con bé bị kích động rồi ảnh hưởng đến cơ thể và thai nhi thì phải làm sao?

Đào thị nhìn theo chiếc xe cho tới khi nó đi khuất mới chịu quay vào nhà.

– Ừ thì tại tôi lo cho con bé quá mà thôi.

Chiếc xe ngựa đi ngang qua đầm sen. Hương sen thơm thơm nhè nhẹ được gió đưa tới khiến Vân Xuyên cảm thấy dễ chịu hơn trong lòng. Cô ta vén tấm rèm lên, đưa mắt nhìn ra hồ sen rộng bao la bát ngát, nơi có những có con cò, con sếu đậu rồi lại bay trắng xoá cả một góc trời. Nhìn cảnh sắc nên thơ hiện ra ngay trước mắt khiến Vân Xuyên thích thú thốt lên:

– Đẹp quá đi mất.

Rồi ánh mắt và nụ cười trên khuôn mặt đột ngột tắt lịm khi cô ta trông thấy người đang đứng ôm bó hoa sen trên tay chính là chồng mình.

Quân Ninh trả tiền cho ông cụ bán hoa xong thì đưa bó hoa được buộc tạm bằng mấy cọng rơm đưa lên mũi ngửi. !?Vẻ mặt cậu trông thật thư giãn, Vân Xuyên chưa từng nhìn thấy khuôn mặt hài hoà này của chồng mình bao giờ.

Ánh mắt khát khao sự quan tâm và được chiều chuộng yêu thương cứ dán chặt vào người Quân Ninh theo mỗi bước cậu đi. Nhỏ Mơ đoán ra tâm tư và suy nghĩ của mợ chủ mình, cô ta bèn lên tiếng:

– Chắc cậu chủ mua hoa về tặng mợ đấy mợ chủ à.

Câu nói của Mơ đã gieo rắc chút hy vọng vào trong lòng Vân Xuyên. Và cô ta cảm thấy Mơ nói cũng có lý. Lọ thúc giục chiếc xe ngựa đi nhanh hơn, nhanh để còn về tới nhà vì ở đó còn biết bao nhiêu việc cần phải làm.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.