Trùng Tang Nhà Phú Thương

Chương 6: Vạn dặm gian nan



Ngay khi Miên Lam ngã xuống thì nhỏ Nhài kịp thời chạy tới đỡ. Nó dìu cô sang một bên rồi hỏi:

– Cô chủ, cô thấy mệt ở đâu ạ. Hay em đưa cô chủ về nhà nghỉ ngơi trước.

Miên Lam xua tay, bây giờ cô đã cảm thấy đỡ hơn rất nhiều. Ngước lên nhìn nhỏ Nhài, nói:

– Chị không sao. Em qua bên kia lấy lại cho chị chiếc khăn tay.

Nhài nhìn theo hướng tay chỉ của Miên Lam, nhưng lại chẳng thấy chiếc khăn nào ở bên đó. Đập vào mắt Nhà một nấm mộ vừa mới được đắp mới, xung quanh còn rất nhiều ngôi mộ cũ nằm rải rác. Nhài nhận ra đó là nấm mộ của cậu cả nhà họ Ngô, con bé không khỏi thốt lên.

– Trời! Đó là chi mộ của cậu cả Hào.
Miên Lam hỏi:
– Em có biết gì về cậu ấy không? Ý chị muốn hỏi thêm về cuộc sống cá nhân và bệnh tật của cậu ấy.
Nhài đỡ Miên Lam đứng dậy, kéo cô đi rồi đáp:
– Cô chủ cứ đi theo em trước đã, nơi này là nghĩa địa âm u lạnh lẽo chúng ta không nên ở lại lâu.

Nét mặt nhỏ Nhài hơi tái nhợt, dường như nó đã hiểu ra vấn đề gì đó. Ra tới đường lớn, Miên Lam sực nhớ ra chiếc khăn tay, cô níu kéo Nhài lại và bảo:

– Khoan đi đã Nhài, còn chiếc khăn tay của chị.

Nhài vẫn nắm chặt tay Miên Lam kéo cô đi, nó vừa kéo vừa nói:

– Không, em không thấy chiếc khăn nào ở đó. Chắc do cô chủ bị hoa mắt đấy thôi.

Thực ra Nhài biết vì sao chiếc khăn tay đó nó lại quan trọng với cô chủ đến vậy. Là bởi vì ngày xưa khi cô chủ Miên Lam được ông bà chủ nhận nuôi, trên người cô chỉ quấn duy nhất một chiếc khăn lụa rất đẹp. Chỉ tiếc, do một phần khăn bị loang lổ vết bẩn, sau này cô chủ giữ lại phần khăn bị bẩn cất đi, phần còn lại cô làm thành chiếc khăn tay thêu hoa thêu bướm trông rất đẹp. Làm vậy chỉ mong một ngày nào đó cô tìm thấy người thân của mình, trở về đoàn tụ với họ.

Vừa đi thêm một đoạn, tiếng gọi thất thanh từ đằng sau làm hai người giật mình khựng chân.

– Cô chủ, khoan đi đã.

Họ ngoảnh lại, trông thấy một người làm trong nhà họ Thái khệ nệ đẩy chiếc xe vải tới, thì dường như họ đã đoán ra được mục đích. Anh ta mồ hôi nhễ nhại, dừng chiếc xe lại trước mặt hai người, thở hổn hển nói:

– Cô chủ, đây là xe hàng hôm nay cô phải giao tới nhà ông chủ họ Phan.

Nhỏ Nhài trừng mắt:

– Anh nói gì cơ, xe hàng đầy ắp thế này thân hai người con gái liễu yếu đào tơ như chúng tôi thì làm sao đẩy được tới nhà họ Phan để giao hàng? Chẳng phải trước khi đi, cô chủ đã dặn anh kéo xe hàng theo đường chính cho dễ đi, tôi với cô chủ đi đường tắt rồi đợi anh ở điểm hẹn tiếp theo rồi còn gì.

Lúc đầu, Thị Đào bắt Miên Lam và nhỏ Nhài mỗi người quẩy một gánh hàng sang bên đó giao, nhưng ông chủ họ Phan đã cho người sang nhà đặt thêm vải, thành ra gánh đi không nổi, Thị Đào đành cho chất hàng lên xe cải tiến, kéo đi.

Cậu ta gãi gãi đầu, cười hề hề:

– Cô chủ tha tội. Đây là lệnh của bà chủ nên em không thể làm trái lệnh, mặc dù em muốn kéo xe tới điểm hiện cho cô chủ lắm. Bà chủ bảo em giao xe hàng cho cô chủ xong thì phải quay về nhà ngay, em theo ông chủ lên huyện hầu.

Miên Lam nghe xong lý do thì gật đầu, cô biết, chẳng còn giải pháp nào khác.

Giao xe hàng xong cậu người làm quay về. Nhỏ Nhài ngước lên nhìn những tia nắng chói chang đang rọi xuống đỉnh đầu, nó nhăn mặt bức bối thay cho cô chủ.

– Chắc chuyện này lại do tiểu thư Vân Xuyên nhúng tay vào đó cô chủ. Tiểu thư và ông chủ cùng một ruột hết với nhau. Họ muốn làm khó cô chủ đây mà, vì không muốn cô chủ được thảnh thơi.

Miên Lam nói:

– Mình đi thôi em. Thay vì chúng ta ở đây than thân với trời, thì chi bằng mình đi luôn cho sớm.

Nhỏ Nhài kéo xe đi trước, Miên Lam đẩy đằng sau. Thân con gái yếu ớt, nhìn hai người ra sức kéo đẩy xe hàng trên con đường đất gập ghềnh ổ gà ổ voi không khiến mồ hôi thôi ngừng đổ.

Nhỏ Nhài vẫn lèm bèm trong miệng:

– Ui chời, kiểu này chắc phải nửa đêm mình mới quay về đến nhà được đó cô chủ à. Nặng, nặng quá! Nặng chế/t đi được í.”

Miên Lam không nói gì, vẫn cố gắng ra sức đẩy.

“ Uỵch!”

Nhỏ Nhài cầm lái nhưng chẳng may bánh xe bị lăn xuống ổ gà, làm chiếc xe cải tiến nhỏ nghiêng ngả sang một bên, mấy khúc vải trên xe bị đổ xuống đất.

– Thôi chết! Cô chủ, Nhài xin lỗi.

Nhìn chiếc xe vải đổ, rồi lại nhìn nhau cả hai mắt muốn ứa lệ. Cũng may, Miên Lam bọc cuộn vải bởi một lớp nilon mỏng, nên vải vóc không bị nhuốm đất cát.

Miên Lam trấn an:

– Chúng ta khuân hết vải xuống, sau đó chất lại lên xe thôi em. Đằng nào cũng bị rồi, có trách em thì được gì!

Hì hục mãi, đến khi mồ hôi trên trán và tấm lưng chảy dòng dòng thì xe vải đã được chất lên cao. Trời dần về trưa, nắng ngày như đổ lửa, nhìn con đường gian nan gồ ghề phía trước, cả hai người rời trầm lặng.

Hai người đẩy xe đi thêm một đoạn nữa, tự dưng một cơn gió lạnh thình lình thổi lùa qua, khiến mái tóc thơm mùi hương bồ kết của Miên Lam hất lên, tung bay trong gió tựa như đang nhảy múa.

Sau cơn gió mang theo hơi lạnh lẽo đó, thật bất ngờ chiếc xe được kéo đi nhẹ tễnh. Nhẹ đến độ nhỏ Nhài nó phăm phăm kéo đi, còn Miên Lam thì theo không kịp. Không biết tay cô đã buông ra khỏi xe hàng từ bao lâu.

Cũng kể từ lúc đó xe hàng kéo đi mà không gặp bất phải khó khăn gì.

Mãi sang đầu giờ chiều họ mới đi tới xóm nhà ông chủ họ Phan ở. Nhỏ Nhài hạ cần xe cải tiến hỏi, đưa tay áo lên quẹt mồ hôi, ngoảnh lại nói:

– Cô chủ, cô đợi em ở đây, em vào nhà gọi cửa.

Sau ba lần gõ, một người đàn ông tuổi trung niên mở then cài bước ra. Hết nhìn vào xe vải rồi lại nhìn sang hai cô gái, xua xua tay:

– Kéo đi đi, ông chủ bảo vì hàng hoá không giao tới đúng hẹn nên không nhận hàng nữa.

Miên Lam hốt hoảng mà rằng:

– Thưa chú, để dệt ra số vải này nhà cháu mất tới 2 tháng mới xong, giờ ông chủ Phan bảo không nhận hàng thì cháu biết về thưa với mẹ cha sao đây ạ. Còn tiền công của người làm nữa, trăm bề khó xử. Mong chú vào nhà chuyển lời với ông chủ, xin cho cháu thêm một cơ hội.

Ông ta vẫn xua xua tay, cương quyết đuổi hai người đi.

– Tôi cũng muốn lắm chứ, nhưng lời ông chủ nhà chúng tôi đã truyền xuống thì phận tôi tớ hèn mọn như tôi nào đâu dám cãi lời. Thôi hai cô kéo xe hàng về đi, đừng ở đây cản trở chỗ chúng tôi làm ăn.

Nói xong ông ta quay lưng rồi đóng sầm cửa lại.

Nhỏ Nhài tức giận hét lên:

– Ông tưởng chúng cháu muốn giao hàng đến trễ hay sao, vốn dĩ đường đi từ nhà họ Thái tới nhà họ Phan không hề ngắn kia mà, lại còn khó đi.

Đáp lại lời Nhài nói chỉ là câu nói ngắn ngủn:” Về đi! Không tiễn.”

Nhài ngoảnh lại rưng rưng nước mắt. Mếu máo hỏi cô chủ:

– Chủ chủ ơi, chúng ta phải làm gì với xe hàng bây giờ.

Miên Lam im lặng.

Cô nhớ tới lời mẹ dặn trước khi đi. Cạnh nhà ông chủ họ Phan có khu chợ đồ si, nghe đâu khu chợ đó bán buôn nhiều mặt hàng lắm. Giờ không thể trở hàng về, lại càng không thể về tay không. Nghĩ đoạn Miên Lam ngẩng lên nhìn nhỏ Nhài hối thúc.

– Nhài, em kéo xe đi theo chị. Chị nhớ gần đây có khu chợ, hay chúng ta thử tới đó bán xem sao. Biết đâu lại bán được hết số vải này.

Nhài gật đầu, nhìn vào cánh cổng đóng im ỉm nhà họ Phan, rít lên trong nỗi bực tức:

– Ông chủ họ Phan có tiếng tăm là thế, cớ sao phải làm khó chúng ta chỉ với một xe vải. Họ thật không có tình người mà.

Miên Lam an ủi:

– Người ta không muốn nhận chúng ta cũng không nên cưỡng cầu em à. Đôi khi đó vô tình tạo ra gánh nặng cho họ.

Nhài khom người xuống, hai tay đặt lên hai càng xe, nắm chặt vào đó, rồi đứng thẳng người:

– Dạ em biết rồi cô chủ. Chỉ là em không cam tâm mà thôi!

Họ vừa đi khuất, cánh cổng nhà ông chủ họ Phan lập tức hé mở. Ông ta bước ra nhìn theo hướng đi của hai người. Một lát sau, nghiêng nửa mặt nhìn sang ông quản gia, nhỏ giọng hỏi:

– Chuyện hôm nay ta cấm ông được nói lộ ra ngoài. Đừng vì một xe hàng mà làm mất uy tín của cửa tiệm nhà chúng ta.

Ông quản gia vâng dạ:

– Bẩm ông, nhưng liệu họ có chịu bán giá thấp cho chúng ta hay không? Ép giá bằng cách này tuy có hơi quá đáng, nhưng đa số các cửa tiệm lớn ở khu này đều làm vậy để ép giá các hộ kinh doanh.

Ông chủ họ Phan cười khẩy:

– Biết vậy, nhưng vì lợi danh trước mắt nên chẳng ai muốn làm ăn chân chính. Ông cho người đi theo dõi họ, hướng họ đi không phải là hướng về nhà họ Thái, mà hình như họ muốn chở hàng ra khu chợ si bán thì phải.

Ông quản gia nghe thấy vậy, gật đầu đáp:” Thưa vâng! Tôi sẽ đi lo liệu mọi chuyện ngay đây ạ.”

Từ nhà ông chủ họ Phan sang khu chợ đồ si không xa lắm. Nhoáng cái hai người đã có mặt ở đó.

Khu chợ này không quá rộng, phiên chợ được diễn ra từ đầu giờ chiều kéo dài đến đêm tối mới tan.

Điều đặc biệt, khu chợ si chỉ nằm gọn lỏn trong giữa một con đường duy nhất, hai bên chợ không phải là những căn ngói ba gian như ở khu nhà ông chủ họ Phan đang ở, mà chúng chỉ được dựng nên tạm bợ, vách lá, mái tranh, liêu xiêu. Cảm nhận chỉ cần một cơn gió lớn thổi ngang qua cũng sụp đổ.

Hai người đẩy xe hàng tiến dần bên trong.

Miên Lam vừa đẩy xe vừa nhìn ngó quát xung quanh. Ở đây được bày bán rất nhiều mặt hàng, nào là gian hàng bán quần áo, dép, nồi niêu xoong chảo đến những vật dụng cá nhân như khăn tay, dây cột tóc và cả vật trang trí mang theo bên người. Song rata khó để tìm một trống dừng bán.

Mãi đến gần nửa khu chợ, rất may cho họ hôm nay có 1 một sạp hàng đóng cửa nghỉ bán. Sau khi hỏi bà chủ quầy bên cạnh, thì bà ấy bảo có thể bày hàng đứng bán ở đây.

Cả hai mừng rỡ. Có lẽ mặt hàng vải vóc là độc hiếm ở khu chợ đồ si này, nên rất nhanh đã lọt vào tầm nhìn của một vị thương gia giàu có.

Người đó bảo gia nhân dừng xe, ông bước xuống, nhìn hai cô gái nhễ nhại mồ hôi đang bày hàng rồi lại nhấc cuộn vải lên xem.

Miên Lam ngoảnh lại, mỉm cười gật đầu chào hỏi khách, cất lời giới thiệu:

– Ông chủ, mờ ông vào xem hàng hoá nhà chúng cháu. Để dệt ra những tấm vải tinh xảo như thế này, nhà cháu chọn lựa sợi tơ rất kỹ.

Vừa nói Miên Lam vừa nhấc một tấm vải lên đưa cho vị thương gia xem. Ông ấy đặt tay lên đó, rờ rờ vuốt ve tấm vải một lượt, gật gù:

– Ừm! Đúng là vải tốt thật. Nhưng cô nương cho tôi hỏi, vải tốt như vậy vì sao không bày bán trên chợ huyện hoặc mấy phiên chợ nổi tiếng, nơi có nhiều thương nhân qua lại, hà cớ gì cô bày bán ở đây.

Miên Lam nghe chợt thoáng buồn. Cô kể lại hành trình đẩy vải đi giao của mình cho vị thương gia nghe. Cả chuyện ông chủ nhà họ Phan quyết không nhận hàng chỉ vì họ tới muộn một canh giờ. Kể xong, cô rơm rớm nước mắt, buồn tủi nói:

– Đó là lý do vì sao cháu phải mang vải ra đây bày bán. Nếu không giao được hay không bán hết số vải này thì cháu không biết phải thưa với mẹ, cha sao.

Nhỏ Nhài khi ấy thuận nước đẩy thuyền:

– Không chỉ khó ăn nói, mà những trận đòn roi cũng không thể tránh khỏi ông chủ à. Có khi, cô chủ nhà chúng cháu còn phải nhịn đói cả ngày không được ăn cơm. Ông chủ thương tình, xin mua giúp cô chủ nhà cháu vài tấm vải.

Vị thương gia thương cảm cho số phận của Miên Lam, bèn hỏi:

– Hả! Vì sao tới mức ấy. Sao lại cấm không cho con cái ăn cơm, trừ khi nhà nghèo khó không có gì để ăn. Nhìn cách ăn mặc, cử chỉ đoan trang lễ phép của cô nương tôi đoán gia cảnh nhà cô cũng không đến nỗi nào.

Miên Lam chưa kịp trả lời, nhỏ Nhài đã vội chen ngang:

– À cô chủ cháu chỉ là phận con nuôi trong nhà. Danh phận aya chỉ là bề nổi mà thôi, thực chất ông bà chủ đối xử với cô chủ của cháu chẳng khác gì phận tôi tớ trong nhà.

Miên Lam lườm nhỏ Nhài, nhắc nhở:

– Nhài, không được nói vậy chứ em.

Biết mình vừa lỡ lời, Nhài im bặt. Cô bặm môi lùi lại phía sau lưng cô chủ, tiếp tục bày hàng ra bán tiếp.

Vị thương gia mỉm cười nhìn Miên Lam, ông dường như đã thấu được cuộc sống cô hiện tại.

Vị ấy nói: “ Tôi hiểu cả rồi, vậy tôi sẽ mua hết số vải này, nếu cô nương đây đồng ý bán nó rẻ hơn giá trong các cửa tiệm trong vùng này.”

Miên Lam và nhỏ Nhài nhìn nhau, cả hai mừng đến nỗi thốt không thành câu, nhưng ánh mắt đã nói nên tất cả.

Cô quay lại, lễ phép cúi đầu đáp.

– Thưa vâng, cháu xin bán hết cho ông chủ ạ.

– Vậy thì tốt, để tôi bảo gia nhân chất vải lên xe.

Trong lúc giao thương với vị thương gia, cả ba người không mảy may hay biết gì về những nguy hiểm đang rình rập xung quanh họ.

Gã giang hồ cộm cán khẽ hất hàm:

– Bây về nhà báo ngay tin này cho ông chủ biết nhanh lên. Tao sẽ ở đây kéo dài thời gian của bọn chúng.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.