Người Âm Mai Mối

Chương 12



“ Thì u có cứ đưa tiền đây cho con mượn. Đợi sau này thành công con sẽ nói. Các cụ có câu, nói trước bước không qua.”

Bà Phấn nói:

“ Tôi làm gì có nhiều tiền thế trong người. Hơn nữa, muốn vay mượn cũng phải báo trước để tôi còn chuẩn bị. Đùng cái, chị đến chị hỏi, bố ai có sẵn cho chị mượn.”

“ Thế u có xoay sở kịp cho con không thì bảo, u cằn nhằn làm con bực hết cả mình.”

Bà Phấn mắng yêu con gái:

“ Cha bố nhà chị. Từ ngày sinh chị ra, nuôi lớn đến khi gả chị đi thì cha mẹ chị còn chưa được chị báo đáp ơn sinh thành ngày nào đây. Hôm nay đừng có tới đây báo tôi nhà chị nhé.”

Thím Mười cười hề hề, biết lòng u đã xuôi trong từng câu nói. Thím Mười nắm chặt tay u giọng nài nỉ:

“ Đi mà u, gom tiền cho con mượn đi mà u. Hai tháng nữa con hứa sẽ trả u không thiếu một đồng.”

Nghe lời con gái nói ra chắc như đinh đóng cột, bà Phấn cũng đành chiều theo con gái. Khẽ gật đầu đồng ý, xoay sở cho thím Mười mượn 4 triệu.

Thím Mười đứng phắt dậy, với cái nón đội lên đầu, nói:

“ Thôi con về đây u. Bỏ nhà đi cả sáng chả làm được cái gì.”

“ Đợi u gói cho ít khoai mang về cho con bé Thuỳ Vân ăn.”

“ Thôi con chả lấy đâu u, con bé nó ăn khoai tới ngán cả rồi. Khi nào u có thịt, cá, ới phát con sang ngay.”

Ra đến cổng, thím Mười còn sợ u mình quên, ngoải lại nhắc:

“ Muộn nhất chiều tối nay con sang lấy tiền đấy u nhé! Sán mai con cần tiêu nó rồi đấy u ơi.”

Bà Phấn chẹp lưỡi, trả lời vọng ra:

“ Tôi biết rồi, nhà chị làm gì mà cứ xoắn hết cả lên!”

Thím Mười đạp xe ra đến ngoài ngõ thì chạm mặt cô Lành đi tới. Thím Mười lướt vội qua nhưng vẫn kịp hỏi:

“ Cô Lành đi thăm đồng đấy hả?”

Cô Lành khựng chân, rướn cổ lên gọi:

“ Bá Mười, bá Mười ơi bá Mười, khoan đi đã.”

Nhưng thím Mười không dừng lại. Chẳng biết có nghe thấy tiếng cô Lành gọi hay không, chỉ thấy thím Mười đạp nhanh hơn, đi thẳng.

Cô Lành thở dài, đứng lắc đầu nói chuyện một mình:

“ Cái bá này, đã bảo có chuyện muốn hỏi rồi kia mà! Thôi kệ, nếu người ta không bận tâm thì mình cũng mặc xác.”

Nói xong, cô Lành đi tiếp.

Ra tới cánh đồng thẳng cánh cò bay, phủ xanh thăm thẳm một màu xanh non của lúa, cô Lành dừng lại khi thấy hai vợ chồng nhà ông Công đang lom khom nhổ có lúa, tiếng cười nói vui vẻ vang vọng bốn bề.

Cô Lành định cất tiếng hỏi, nhưng chợt cô sững người khi nhìn thấy tấm lưng săn chắc của chú Công trông rất quen, hình như mình đã gặp ở đâu đó.

Một lúc sau, cô Lành” À” lên tiếng, vỗ đùi đét cái, hai mắt mở to tròn sáng lên. Nói thầm trong đầu:” Đúng rồi, là anh ấy. Người nhảy ra khỏi bờ rào nhà cụ Doãn hai lần chính là anh ta. Vậy mà bây giờ mình mới nhận ra. Nhưng anh Công nửa đêm khuya khoắt đột nhập vào nhà cụ Doãn làm gì thế nhỉ? Chả nhẽ anh ấy chính là tên ăn trộm thật? Hay là…???”

Chợt, có tiếng hỏi dưới đồng vọng lên, cắt ngang dòng suy nghĩ trong đầu của cô Lành:

“ Cô Lành đấy hả? Làm gì mà đứng bần thần ở trên đấy mãi thế?”

Cô Lành chớp chớp mắt, cười hề hề chữa cháy:

“ Ấy chết, em chào hai bác. Đầu óc em dạo này lú quá bác ạ. Ra đến đây rồi mà không nhớ ra mình quên đem cái gì nữa. Đúng thiệt tình chớ!”

Chú Công nhảy phóc lên khỏi ruộng, dặn vợ:” Tôi về nhà trước đây mình nhé. Trưa nay còn phải đi đám giỗ.”

Vợ chú Công tên Oanh, đứng thẳng người nhìn chồng mỉm cười, nói:

“ Vâng, mình về nhà chuẩn bị mà đi cho kịp. Hoa quả em mua sẵn hồi sáng để ở trên bàn, mình nhớ xách sang đám giỗ thắp hương cho các cụ nhé.”

“ Ừ! Anh biết rồi. Em ở lại làm, trưa nắng lên thì nhớ về sớm nhé. Thời tiết dạo này nắng nóng quá.”

Chú Công nhìn cô Lành, cười nói:

“ Cô Lành ở lại làm nhé, tôi về trước đây!”

“ Ấy dà, bác về sớm thế?”
“ Vâng, trưa nay tôi còn đi đám giỗ nhà bác trong họ cô Lành ạ.”
“ À vâng, bác Công về thư thả nhé.”

Đợi chú Công đi khuất. Cô Lành mon men xuống bắt chuyện với thím Oanh:

“ Chị Oanh này, tình cảm vợ chồng chị vẫn tốt đẹp cả chứ? Có rạn nứt gì không? Hoặc thấy bác Công có nhiều biểu hiện lạ?”

Thím Oanh khựng tay ngước lên nhìn. Nghĩ trong đầu cái cô Lành này thật vô duyên, đang không tự dưng hỏi ra câu đó trong khi gia đình, vợ chồng nhà người ta đang êm ấm, hòa thuận. Nghĩ trong đầu vậy thôi, nhưng thím Oanh vẫn mỉm cười, trả lời:

“ Nhà tôi vẫn bình thường cả mà cô Lành. Nhưng sao hôm nay cô Lành rảnh rỗi đi quan tâm đến gia đình tôi thế?”

Cô Lành cười hì hì, gượng gùng trả lời:

“ À vâng, cũng không có gì đâu chị. Nhưng mà, nếu chị thấy bác Công nhà chị mà có nhiều biểu hiện lạ, thì nhớ đừng có mà chủ quan đấy nhé. Mất chồng như chơi đấy chị.”

Thím Oanh ngạc nhiên, trong lòng dấy lên chút nghi ngờ, vặn hỏi:

“ Cô Lành nói vậy là có ý gì? Tôi nghe vẫn chưa vẫn hiểu.”

“ Chẹp! Em lấy ví dụ cho bác dễ hiểu, giả như trong quan hệ vợ chồng, bác Công có nhiều thay đổi, lạnh nhạt hẳn với vợ, tình cảm dành cho vợ con cũng khác với thường ngày. Đó là dấu hiệu của sự không chung thuỷ.”

Nghe cô Lành nói xong, thím Oanh rơi vào trầm tư. Thím đứng lặng im chôn chân một chỗ, không nhúc nhích thêm một bước nào. Quả thực, chuyện chăn gối của hai vợ chồng thím gần một năm nay có nhiều biến đổi thật. Đôi khi nằm cạnh chồng, khát khao nhục dục trong con người thím cháy bỏng đến nóng người, những lúc ấy thím thèm khát một cái ôm của chồng, song cứ hễ động vào người, chú Công chồng của thím lại kêu mệt. Thím đành thôi, kìm nén ham muốn chôn giấu vào trong lòng.

Thím Oanh cười, nói với cô Lành:

“ Vâng, cảm ơn cô Lành đã quan tâm. Nhưng ông Công nhà tôi ấy à, sức trói gà không chặt thì bồ bịch nỗi gì. Tình cảm vợ chồng chúng tôi vẫn bình thường cả mà.”

Cô Lành không nói thêm gì, nhưng bụng bảo dạ:” Nói phét. Rõ ràng sắc mặt bác Oanh có thay đổi sau khi nghe mình cảnh báo, vậy cứ chối đây đẩy bảo không có, vẫn ổn. Đợi cháy nhà ra mặt chuột thì lúc đó bá nhận ra tâm tính thật sự của chồng mình thì cũng đã muộn.” Nghĩ đến đây, cô Lành vác cuốc lên vai, chào thím Oanh rồi đi tiếp.

Thím Oanh nhìn theo, bước lên bờ bần thần ngồi phịch xuống bờ ruộng. Từ lúc ấy, mối nghi ngờ về chồng mình, luôn chiếm trọn trong tâm trí.
—-
Hôm sau, thím Mười mang tiền xuống mua con rắn hổ mang chúa đem về. Vừa mới đạp xe tới đầu ngõ, đã vô tình đụng trúng ông say rượu khật khưỡng từ trong hẻm đi ra. Báo hại cả người cả xe của thím Mười đổ xuống đất, may mà cái giỏ rắn còn y nguyên không hề hấn gì.

Thịch… mông thím Mười vừa tiếp đất, tiếng thím la lên oai oái đau đớn:” Ôi chết tôi rồi, cái mông của tôi. Đau quá.. đau chết mất…”

Ông cụ say rượu lật đật đứng lên, mắt mờ chân yếu mãi mới đứng vững. Tay vẫn nắm chặt chai rượu, giọng lè nhè hỏi:

“ Tin sư cha đứa nào chạy xe đâm vào ông? Ông bỏ mẹ chúng mày giờ!”

Thím Mười đứng dậy, phủi bụi trên quần áo, tức tối nói:

“ Cái lão già ăn hại này, thì ra là lão. Thứ vô dụng như ông tuần bảy ngày say xỉn hết cả bảy, không lo làm ăn bị vợ con nó bỏ cho cũng đáng đời. Bà đây hôm nay đang vội nên không thèm tính toán chấp nhất kẻ say như ông nhé. Khôn hồn thì lé sang một bên. Hừ..!”

Những lời của thím Mười chửi không làm cho ông cụ tức giận. Ngược lại, ông cụ nhìn thím Mười cười khà khà, đưa chai rượu lên miệng tu vài hớp, khà một hơi, nói với thím:

“ Tưởng ai, thì ra là cái con bé Thuỷ thò lò mũi xanh con gái lớn nhà mụ Phấn đây đấy hả? Thế bay lấy chồng chưa hả Thuỷ?” He he heeee

Thấy ông cụ gọi đúng tên khai sinh của mình, còn chạm tới nỗi xấu hổ thủa mình khi còn bé. Thím Mười tức đến đỏ mặt, nhưng vì cần phải thả con rắn vào bể nuôi gấp kẻo nó chết, nên thím Mười lần nữa nín nhịn thôi không nói gì. Thím Mười leo lên xe, bỏ lại ánh mắt chán ghét nhìn ông cụ, mặt mày chầm bầm buông câu:

“ Đồ điên!”

Ông cụ nhìn chằm chằm vào chiếc giỏ tre trên tay thím Mười cầm, đôi lông mày khẽ chau lại, nhăn túm. Thình lình hai mắt mở bưng như người vừa tỉnh ngủ, thốt lên bốn từ:” Rắn Hổ Mang Chúa!”.

Thím Mười khựng lại sau câu nói của ông cụ. Thím ấy không hiểu vì sao lão Phón say xỉn tối ngày này lại đoán trúng phóc thứ mình đang cầm. Nhiều lần định cất tiếng hỏi” Vì sao ông biết?” Nhưng rồi lại thôi.

Thím Mười vừa đạp xe đi, tiếng ông cụ đằng sau văng vẳng nói với theo:

“ Làm điều ác ắt bị quả báo. Đừng có gây nghiệp, có ngày cô hối hận cho mà xem.”

Thím Mười cười nhếch môi, chẳng buồn quay lại nhìn ông cụ lấy một cái, lèm bèm cửi trong miệng:

“ Đồ điên, đồ thần kinh. Cũng may bà đây mua rắn về rồi, chứ nếu không bà tới đốt cả nhà chứ giỡn chơi với bà đây hả? Tuổi gì bà đây sợ? Xí..!!!”

Ông cụ đưa chai lên miệng tu thêm hớp rượu, phà ra một hơi, nói lảm nhảm một mình:

“ Lòng dạ cô ta, còn ác hơn cả quỷ dữ.”

Vừa về đến nhà, thím Mười xách giỏ rắn ra ngay sau đầu hồi nhà, nơi có cái bể xây từ trước dùng để hứng nước mưa. Nay thím Mười đã vét cạn dùng để nuôi con rắn này, với mong muốn gã nhân tình mãi mãi là của riêng và luôn luôn nghe theo mọi lời nói của mình.

Thả rắn xong, be đậy nắp cẩn thận xong xuôi đâu đấy thì thím Mười mới yên tâm phủi tay. Khóe môi khẽ nhếch lên cười.

“ Phen này, để tôi xem anh có dám đòi bỏ tôi nữa không? Công à, ngày tháng sau này anh sẽ luôn chung thành với tôi, như con chó nghe lời chủ.”

Hừm!!!

Nói xong câu, thím Mười đi lấy cuốc, việc cuối cùng trong cách thư ếm giữ người đàn ông bên cạnh mình, đó chính là chôn lá bùa mà thím đã thỉnh về từ mấy hôm trước.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.