Trùng Tang Nhà Phú Thương

Chương 20: chum tương ngâm tử thi



Hôm nay, vợ chồng ông Hoành thèm món cá chép om khế chua, nên mới sáng sớm đã sai gia nhân đi ra chợ mua cá.

Chẳng là thời đó người ta ít có nước mắm để ăn, nên những gia đình khá giả hay dùng tương bần thay cho các loại nước chấm. Nhà nào nghèo khó phải pha nước muối loãng ra để chấm.

Nhà ông phú thương làm một lần tới năm, sáu chum tương, vừa để ăn và cũng vừa để mang biếu những vị khách quý hay anh em thân thiết trong nhà.

Vừa thấy cái Phấn xách giỏ đi chợ về, thị Cải vội chạy đến kiểm tra giỏ hàng.

– Đưa đây tao kiểm tra, xem bay mua con cá còn tươi không? Con cá này bao nhiêu tiền, mớ rau muống này nữa.

Cái Phấn sau khi nói giá cả ra và sau khi kiểm tra độ tươi ngon của cá thì Thị Cải mới yên tâm bảo nó đi làm cá.

Thị Cải quay vào phòng, nói với bà chủ:

– Bẩm bà, bà chủ còn việc gì sai bảo không để tôi đi làm.

Bà Nhã đặt chén trà xuống bàn, ánh mắt nhìn xa xăm nói với Thị Cải:

– Bà đi điều tra giùm tôi, xem xem ông chủ dạo này tằng tịu với con điếm nào. Cô ta xuất thân ra sao? Bao nhiêu tuổi, làm nghề gì?, trong nhà còn những ai, nhà bao nhiêu nhân khẩu?Tất cả đều phải tra ra cho tôi hết.

Biết máu hoạn thư trong người bà chủ trỗi dậy, Thị Cải đành răm rắp nghe theo:

– Thưa vâng! Tôi sẽ ra ngoài nghe ngóng tình hình rồi về đây báo lại cho bà chủ biết.

Bà Nhã không nói thêm câu gì, khuôn mặt buồn chán còn hiện rõ. Bà phẩy phẩy tay ra hiệu cho Thị Cải đi xuống.

Nhỏ Phấn tuy ít tuổi, nhưng tay nghề nấu ăn của nó lại khá tốt. Mỗi bữa ăn nó đều đổ nhiều tâm huyết vào từng món, chỉ cần ông bà chủ, cậu chủ và cô chủ thấy ngon thì nó bảo cực đến mấy nó cũng vui.

Cá đã làm xong, Phấn cắt cá chia ra làm nhiều khoanh vừa ăn bằng nhau đều tăm tắp. Nó lót một lớp riềng và một lớp khế chua dưới đáy nồi, sau đó sắp từng khoanh cá đặt lên trên. Phấn lại đổ thêm một lớp khế lên cá, cuối cùng nó mở chum tương ra múc.

Nhưng vừa lật tấm bạt lên nó tá hoả phát hiện ra một chum tương không đậy nắp, giòi bọ bò lúc nhúc. Con to con nhỏ, còn nào con nấy trắng phau như tuyết. Nó hoảng hồn khi trông thấy cảnh này, bèn đậy lại tấm bạt chạy vào phòng bà chủ.

– Bẩm bà, con..con

Thấy cái Phấn nói chẳng ra hơi, chữ được chữ mất, bà Nhã bực mình hỏi:

– Có chuyện gì thế Phấn? Bây không ở dưới lo cơm nước còn chạy vào đây làm gì?

Nó lấy lại bình tĩnh, chỉ tay mé chỗ mấy chum tương rồi đáp:

– Nhiều giòi lắm bà ạ.
– Giòi hử? Ở đâu thế!
– Dạ, trong chum tương nhà mình đó bà.
Bà Nhã thở dài:
– Haizzz, con nhỏ hay nhỉ. Chum tương có ít con giòi thì đã làm sao? Giòi xuất hiện trong chum tương là giòi sạch nhé, tránh làm sao được chum tương không có giòi.

Nó nhăn mặt đáp:

– Dạ bẩm bà chủ, nhưng lần này nó xuất hiện nhiều lắm, nổi trắng phau một lớp trên mặt chum, bên xung quanh thành còn đóng kén vàng.

Song lời của cái Phấn bà Nhã chẳng hề tin. Bà vẫn đang mải bận tâm đến chuyện bồ bịch của chồng mình. Bà xua xua tay đuổi nó lui xuống.

– Có giòi thì hớt hết nó đổ xuống ao cho cá ăn. Cả chum tương làm tốn biết bao nhiêu tiền bạc giờ bây nói có giòi thì bà phải đổ đi hay sao. Hừ!

Biết chẳng thể thay đổi được suy nghĩ của bà chủ, Phấn đành lùi xuống. Ra đến nền giếng nó len lén nhìn sang chỗ chum tương mà không khỏi rùng mình. Nhưng nó vẫn phải mở tấm bạt kia ra để xử lý sạch đám giòi trong chum theo lệnh của bà chủ.

Phấn lầm bầm trong miệng:

– Ghê thật đó, trông khiếp quá đi mất. Chưa bao giờ mình thấy giòi nó lại xuất hiện nhiều như này.

Phấn quay mặt đi, nó không dám nhìn trực tiếp vào thẳng chum tương. Nó đặt cái xô xuống bên cạnh, với chiếc gáo dừa thò vào múc. Song do chum tương quá lớn, lại được kê trên một lớp gạch đỏ còn thân hình nó thì thấp bé, cảm thấy đứng xa vậy sẽ vớt không hết được lớp giòi, Phấn đành nhón chân kiễng lên, đưa gáo dừa vào hớt từng gáo.

Gáo đầu tiên khi nó vừa nhấc chiếc gáo dừa lên, một chiếc thủ cấp đầy tóc lập tức nổi lập lờ trên mặt nước, song rất nhanh sau đó lại bị đám giòi chụm lại che khuất.

Đến gáo múc thứ hai, nhỏ Phấn mạnh dạn nhìn vào chum để làm cho nhanh, vì cảm thấy tránh né thì còn lâu mới xong việc. Vào khoảnh khắc gáo giòi thứ 2 được Phấn nhấc lên, lúc này giòi trong chum đã vơi đi cũng đáng kể, tức thì chiếc thủ cấp nghiêng sang một bên, để lộ một mảng hộp sọ trắng hếu. Đó là khi phần tóc và phần da đầu đã nát bấy bung ra khỏi hộp sọ. Phấn vẫn không trông thấy, đổ gáo giòi thứ hai vào xô rồi lại chuẩn bị múc gáo thứ ba.

Phấn lèm bèm trong miệng:” Giòi ở đâu ra mà lắm thế, còn tưởng trong chum có con gì ngã vào chế.t ấy chứ.” Nó quay đi, nhổ toẹt bãi nước bọt cho đỡ lợm cổ.

Đến gáo thứ 3 được múc lên, lần này khi Phấn vừa nhấc gáo dừa lên thì chiếc đầu người hiện ra rõ mồn một. Chiếc đầu lật lại trong tư thế ngửa mặt lên trời. Một gương mặt tím đen sưng phồng do phần thịt đang thối rữa hiển hiện lên khỏi mặt nước. Hai mắt người mở trừng trừng, miệng há hốc, tựa như trước khi chết người đó đã tận mắt nhìn thấy thứ gì đó rất khủng khiếp. Làn sóng trong chum lại làm cái đầu lật ngược lại, rất nhanh sau đó bị che phủ bởi một tương mỏng.

– Haizz, cuối cùng cũng xong rồi. Nhìn nó khiếp quá đi mất. Mình thề mình không dám ăn nó.

Phấn nhìn vào mồi cá tiếc hùi hụi. Mặc dù nó muốn múc tương ở trong cái chum tương kế bên nhưng lại không dám, vì bà chủ đã đánh dấu vì sợ người hầu trong nhà múc trộm đem đi bán.

Cố gắng lắm nó mới dám xách xô giòi đem ra ao đổ. Một lúc sau thì quay vào giếng, rửa chân tay xong nó thả cái gáo đã được rửa sạch xuống tận đáy chum tương, nó khoắng vài vòng cảm thấy nặng tay nhưng không hề nghi ngờ gì.

Phấn múc một gáo tương gồm cả nước và cái đổ vào nồi, nó không hề hay biết lẫn trong đó còn có cả lớp da người và thịt thà đã bị nát bấy của một tử thi nằm chế.t trong đó. Hơn ba mươi phút sau nồi cá kho toả khói, bốc mùi thơm nức mũi. Một món ăn yêu thích của ông bà chủ đã được Phấn nấu xong.

Thị Cải đứng ngoài gõ cửa.

“ Cộc..cộc..cộc..”

Bà Nhã nói vọng ra:

– Vào đây đi!

Thị Cải cung kính thưa:

– Bẩm bà, tôi đã tra ra được danh tính người con gái mà ông chủ đang lui tới rồi ạ.

Bà Nhã hừ tiếng, hỏi:’

– Nó là đứa ti tiện nào, nói nhanh ra đi.

– Dạ bẩm, mọi người gọi cô ta là Thị Hến. Quê quá không rõ xuất thân ở đâu. Nhưng thị Hến đang hoạt động trong một đoàn hát vừa mới về làng hồi tuần trước. Ông chủ đoàn hát cho hay, năm nay thị Hến vừa tròn hai mươi tuổi.

Nghe thấy tình nhân của chồng là một ả danh kỹ, thì bà Nhã tỏ rõ thái độ tức giận:

– Hừm! Lần trước thì ông ấy cặp kè với người đàn bà goá, lần trước nữa tì ả bán xôi ngoài chợ, tới hôm nay cặp kè ả ca kỹ, xem ra sở thích của ông ấy ngày càng mặn mòi.

Thị Cải nói thêm:

– Cô ta rất xinh đẹp, có thể được ví như một nàng kiều vừa bước ra từ trong truyện cổ tích. Đến cả tôi khi trông thấy nhan sắc đó của cô ta còn bị si mê, huống chi là ông chủ hay cánh mày râu.

Bà Nhã nổi nóng đập tay xuống bàn” Bộp”, hai mắt long lên sòng sọc. Thị Cải thấy vậy bèn khuyên.

– Xin bà chủ bớt giận. Chỉ cần bà chủ ra lệnh tôi lập tức đi xử lý cô ta.

Bỗng thái độ của bà Nhã thay đổi hẳn, nét cau có tức giận dần biến mất, thay vào đó một bộ mặt giả tạo đầy bao dung:

– Thôi, chưa nhất thiết phải làm vậy. Gần đây trong nhà xảy ra quá nhiều chuyện, ta không muốn ôm thêm chuyện vào lòng. Nhưng mà này, hãy theo dõi mọi hành động của ông chủ và cô ta, nếu cô ta dở chứng tham lam vô độ tới khi đó xử gọn ả cũng chưa muộn.

Thị Cải gật đầu:

– Dạ vâng! Mọi chuyện xin nghe theo lời bà chủ căn dặn.

Lúc thị Cải định quay người đi làm việc, thì bị bà Nhã gọi giật lại:

– À còn chuyện này ta quên chưa hỏi bà. Cái hũ nước hoa bà mua cho tiểu thư có còn không? Nếu không còn thì mua thêm cho nó 1 hũ. Dạo này da con bé Quế Yên trắng ra đáo để, có thể nói đang thay da đổi thịt rồi đấy.

Thị Cải biết rõ thời cơ kiếm tiền của mình đã đến, bèn quay lại đáp lời:

– Thưa vâng. Lát nữa tôi ghé phòng tiểu thư hỏi xem cô ấy đã dùng hết chưa, nếu hết tôi sẽ đặt mua thêm. Nhưng mà…

Thấy thị Cải có điều khó nói, bà Nhã vội hỏi:

– Hử! Có chuyện gì sao? Hay là người đó không chịu bán nữa.

Thị Cải đáp:

– Thưa vâng. Họ bảo loại nước hoa đó không chỉ mang lại hương thơm quyến rũ trên cơ thể của người dùng mà còn khiến làn da của người sử dụng trắng lên trông thấy. Thời gian tinh chế ra loại nước hoa đó cũng không hề nhanh, nên giá cả có phần sẽ tăng lên đôi chút.

Bà Nhã nghe xong cười trừ, thở hắt ra một hơi giọng quả quyết:

– Mua, dù đắt cỡ nào ta cũng mua. Chỉ cần con gái ta trở nên xinh đẹp thì tốn kém ít tiền bạc cũng đáng mà.

Thị Cải vâng vâng dạ dạ, nhanh chóng đi xuống dưới. Vừa ra khỏi phòng ánh mắt gian tà của mụ hiện rõ, nét mặt có chút thay đổi, nụ cười trên môi cũng tắt ngấm. Thị Cải cười nhếch mép rồi ung dung bước đi.

Buổi trưa, bàn ăn đã dọn sẵn. Hôm nay cả nhà dùng cơm trưa theo lệnh của ông chủ bắt buộc phải đủ hết các viên, bởi trong bữa cơm này ông bà muốn bàn với các con về chuyện làm đám giỗ 49 ngày cho con trai cả.

Bà Nhã vẫn tỏ thái độ quan tâm chồng như thường ngày. Đưa đũa gắp miếng cá kho ngon nhất đặt vào bát cơm của chồng xởi lởi hối thúc:

– Nào..nào..ăn cơm thôi mình. Các con nữa, mau ăn đi chứ. Đã lâu rồi nhà ta không được đông đủ như thế này, lại còn cả món cá om khế chua mà nhà ta rất thích nữa chứ.

Ông Hoành nâng bát cơm gắp miếng cá đút vào miệng. Một cảm giác là lạ dần xuất hiện. Ông nhả miếng cá ra rồi hỏi:

– Con Phấn đâu!
Phấn chạy tới đáp lời:
– Thưa ông, con đây!
– Khi nãy bây làm cá có cạo sạch vẩy cá đi không?
Nó đáp:
– Dạ con không. Bình thường ông bảo để cả vảy rán lên hoặc kho nó mới ngon. Nhưng con biết cá kho ông bà không thích rán qua con cá nên con đem kho theo cách truyền thống.

Thấy Phấn khẳng định vậy ông Hoành ậm ừ, phẩy tay cho nó lui xuống. Không biết do mắt ông kém hay do ma xui khiến mà sau đó ông Hoành gắp luôn miếng da người dính tí tóc bỏ vào miệng, và thêm miếng cơm to nhai ngấu nghiến.

Cơm nước xong xuôi, ông Hoành gọi vợ con tới và bảo:

– Thằng Chấn nhà chú tụi bây nó còn đang không biết sống chế.t ra sao, thế mà cứ mở mồm ra là đòi lấy vợ. Hừm!

Thì ra trong bữa cơm khi nãy, ngoài Quân Ninh ra thì còn có cả Quân Tứ đều nhắc tới chuyện cưới xin. Nghĩ thằng cháu con trai của chú trong họ vẫn bặt vô tín bởi bó bỏ đâu mất lòng ông vẫn chưa yên, thế mà giờ lại nhắc tới chuyện cưới xin càng làm ông bực mình.

Bà Nhã bĩu môi:

– Thế chẳng nhẽ cứ phải đợi nhà thím ấy tìm thấy thằng Chấn thì con trai nhà mình mới được phép lấy vợ hử? Chưa kể thằng Chấn nó bị bệnh tâm thần, nào ai biết nó bỏ đi nhà đi đâu. Mà kể ra cũng lạ, hình như nó mất tích vào đúng ngày cúng thất cho thằng Quân Hào nhà mình thì phải. Từ ngày đó tới nay thấm thoát đã hơn một tháng trôi qua rồi còn gì. Mình còn kéo dài chuyện cưới xin của con cái, hậu hoạ ra sao chắc không phải mình không biết.

Ông Hoành vốn tính sợ vợ, nên sau khi nghe bà ấy nói thế ông chỉ cười xòa rồi bảo:

– Thì tôi biết là thế, cơ mà trong họ nhà ta cũng chỉ còn nó là cháu trai trong nhà, trừ mấy đứa con nhà mình ra.

Bà Nhã đứng dậy, nói chắc như đinh đóng cột:

– Ông và nhà thím ấy muốn làm gì thì tuỳ, còn chuyện cưới xin của Quân Ninh và Quân Tứ vẫn diễn ra như dự định đã bàn trước đó. Nói xong thì bà Nhã bỏ về phòng, bỏ lại mấy cha con ông Hoành ngồi nhìn nhau.

Ông Hoành thở dài, đưa tẩu thuốc lên rít vài hơi, chợt nghĩ tới cô bồ nhí xinh đẹp ngoài kia ông lại bơ đi chuyện mình vừa nói.

– Mấy đứa về phòng nghỉ ngơi đi. Nhà này quyền quyết định thuộc về mẹ chúng bay, bà ấy nói sao cứ thế mà làm.

Chỉ có Quân Ninh, Quân Tam và hai cô em gái quay về phòng của mình, còn Quân Tứ rẽ hướng đi ra cổng. Tự dưng cậu nhớ người yêu, nhớ lắm, một giờ một khắc cũng nhớ, chỉ mong sớm tới ngày cưới cô ấy về làm vợ.

Cả bữa cơm thấy cái Phấn chứ gắp từng miếng rau cho vào miệng, đôi khi chỉ ăn cơm độn sắn thì thằng Thuận lên tiếng hỏi:

– Mày sao vậy Phấn? Ông bà cho ăn cá sao mày không ăn lại cứ ăn rau thôi hả?

Phấn liếc nhìn mấy gia nhân cùng làm trong nhà rồi lại cúi gằm mặt, mãi lúc sau mới lí nhí nói:

– Em..em..không thích ăn cá.
Thuận nhíu mày:
– Vừa hôm trước tao thấy mày nói thích ăn cá, giờ lại bảo không, thế rốt cuộc mày đang gặp vấn đề gì à? Nói ra tụi tao nghe thử.

Phấn nhấc chiếc đĩa không đậy vào đĩa cá mọi người đang ăn dở, bắt đầu kể lại sự việc:

– Chẳng là lúc mở chum tương ra múc em thấy bên trong có giòi bọ nhiều quá. Đã thế mùi thối thum thủm cứ bốc lên ngửi thấy khó chịu lắm. Em có chạy đi báo bà chủ cơ mà bà chỉ bảo vớt hết giòi đi rồi múc tương nấu.

Lời cái Phấn vừa dứt, bỗng một gia nhân thét lên tiếng kinh hoàng khi cô vừa phát hiện ra miếng da cá mình gắp trên đũa, lại có dính cả nhúm tóc


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.