Kỳ Án Thôn Đông Quan

Chương 12: Trùng Giun Ăn Nội Tạng



Nắp áo qua vừa sắp được đậy lại thì bất ngờ một đứa cháu họ thảng thốt buông tay, cũng vì thế mà nắp áo quan một đầu bị rơi xuống đắt.

Nó giật mình chỉ tay vào hòm, thốt lên:

– Mọi người nhìn kìa. Giun, là con giun.

Mọi ánh mắt đổ dồn về phía tay nó chỉ. Một con giun to bằng ngón tay cái, có độ dài 20cm màu trắng ngà vừa đội lớp da bụng của bà Báu, chui lên khỏi rốn.

Trong sự bàng hoàng sửng sốt của mọi người, tiếp theo có tới…năm..sáu..con giun khác đội rốn chui ra, oằn mình trườn bò lổm ngổm trong quan tài. Vài người đứng đó chịu không nổi còn tháo chạy bỏ ra ngoài nôn mửa.

Ông thầy cúng cũng sửng sốt không kém, bèn quay lại hỏi ông Báu:

– Hồi còn sống thím ấy có ăn uống bậy bạ gì không?

Ông Báu ngạc nhiên, hỏi lại:

– Ông hỏi vậy là có ý gì? Nhà tôi tuy nghèo, nhưng ăn uống thường rất vệ sinh sạch sẽ. Ông xem, nước sạch ở quê ta thiếu gì.

Ông thầy cúng nghĩ gia chủ nói vậy cũng đúng, vì nước ở thôn luôn trong vắt, trong đến nỗi soi được bóng dưới mặt nước.

– Vậy thì lạ nhỉ? Giun sán trong bụng thím ấy nhiều đến vậy, nếu không phải do thói quen sinh hoạt thì chẳng nhẽ…

Nói đến đây ông thầy bỏ dở câu nói. Một ông bác họ nghe thầy vậy, bèn hỏi:

– Như thế em cháu bị bệnh gì hả thầy?

Ông thây chẹp miệng:

– Tôi đoán thím ấy đã bị nhiễm trùng giun, hay trong giới đạo hạnh còn gọi đó là Trùng Giun. Loại ký sinh trùng ăn nội tạng này không phải tự dưng mà có theo lối sinh hoạt ăn uống, mà nó có bởi bị người ta truyền sang lây nhiễm chẳng hạn, nghĩ sâu xa hơn một chút là do bị Yếm.

Rồi ông thầy cúng kề lại một câu chuyện cho họ nghe về một người đàn ông bị yếm cá quả vào bụng. Năm đó, sau khi có xung đột với đối phương, người đàn ông sau một thời gian cứ thầy cơ thể ngày một sa sút mệt mỏi. Hai mắt thâm quầng do thiếu ngủ, bụng đau như có ngàn vạn cây kim đâm vào. Nhưng lạ thay y học lại không phát hiện ra bệnh gì. Đến ngày ông ấy mất, cũng vào lúc nhập quan thì cơ thể ông ấy đột nhiên xảy ra chuyện kỳ lạ. Từng đàn cá quả chui ra khỏi bụng qua lỗ rốn, có con thì tuôn qua lỗ hậu môn chui ra, cá tuy không to, chỉ bằng ngón chân cái song con nào con nấy bóng nhẫy, đen trùi trũi, hai mắt lồi ra mở thao láo như mắt ếch.
Gọi thầy tới, thầy phán người mất đã bị người ta thư ếm bùa cá quả, một loại bùa xuất phát từ Cam.

Nghe ông thầy kể đến đây tất cả những người có mặt ở đó không khỏi rùng mình. Chỉ có ông Báu là biết rõ nguyên nhân từ đâu mà ra. [ TruyenMa.XYZ ]

Sau hơn ba mươi phút nói chuyện, vẫn không tìm ra được nguyên nhân vì sao trong bụng bà Báu lại có nhiều giun đến thế. Cuối cùng ông thầy đành khuyên người nhà đem người chế.t mang đi hỏa táng.

– Hoả táng ư?

Ông Báu hỏi:

– Ừ! Là hoả táng đấy. Trong quan tài xuất hiện ngày một nhiều giun, nếu không hỏa táng mà đen đi chôn cất thì sau này mai táng tắm rửa bóc cót cho thím ấy, sẽ khôn lường trước được hậu hoạ đâu.

– Chú Báu, chú tính sao bây giờ. Người chê.t là vợ chú, thôi thì tùy chú quyết định.

Ông Báu im lặng suy nghĩ một lúc, rồi ngước khuôn mặt buồn bã nhìn ông thây cúng, hỏi:

– Liệu còn cách nào khác không thầy. Làm vậy vợ tôi đau đớn quá.

Ông thầy nghĩ suy một hồi, chẹp miệng bảo:

– Vẫn có thể đưa thím ấy đi chôn, nhưng vì chưa ai biết nó loại ký sinh trùng gì, có gây ảnh hưởng hay truyền nhiễm cho người chạm phải nó không, nên tôi khuyên đã mang thi thể đi chôn tuyệt đối đừng mai táng. Chôn cất xong xây cho vợ chú ngôi mộ đẹp đẽ, như vậy cũng xem như trọn kiếp tình nghĩa phu thê rồi.

Bản thân ông Báu là người yêu thương vợ con hết mực, nên khi được ông thầy bày ra cách này thì ông Báu không cần suy nghĩ gì thêm, gật đầu đồng ý luôn.

Trước khi ông thầy về, ông Báu mang tiền công ra trả, song ông thầy nhất quyết không nhận, còn bảo số tiền đó gia chủ cứ giữ lại, xem như là tiền ông ấy phúng viếng cho thím Báu.

Chân vừa bước ra khỏi nhà ông Báu, một cơn đau thình lình dội đến khiến mặt mày ông thầy xây xẩm. Ông đưa tay lên ôm ngực, miệng phun ra một ngụm máu, khi nhìn vào bãi máu mình vừa
phun ra, trông thấy lẫn trong máu có cả ký sinh trùng. Ông thầy nhắm nghiền mắt, đứng thẳng người thở hồng hộc, miệng lảm nhảm:” Ta đã tới số rồi, ý trời, không thể tránh.”

Rồi ông lom khom bước đi, bóng lưng già nua yếu ớt khuất dần sau rặng cây tốt um. Chẳng biết ma xui quỷ dẫn lối thế nào mà ông thầy lại đi ngang qua mảnh đất nhà lão Thụ. Bất giác, ông thầy rùng mình ớn lạnh. Đôi mắt đang lim dim nhìn vào căn nhà bị cháy bỗng trợn trừng mở ra. Dường như ông đã thấy một điều gì đó rất đáng sợ, đang tồn tại trong chính mảnh đất đầy oán nghiệt này.

Ông thầy quay người bước đi tiếp. Điểm đến thứ hai của ông không đâu khác chính là cửa tiệm bán quan tài nhà ông Ngọ. Ông chủ tiệm thấy có người quen trong làng đến, mỉm cười đon đả chạy ra tiếp:

– Mời cụ vào nhà xơi nước!

Ông thầy giơ tay, ý bảo không cần vào nhà. Đứng đây nói chuyện được rồi.

Ông thầy cúng nhìn vào số quan tài đang được bày bán trong tiệm, rồi lại đưa mắt nhìn sang số quan tài trong xưởng mộc đang được thợ phết sơn, mỉm cười, hỏi:

– Chỗ chú chiếc áo quan nào làm từ gỗ Ngọc Am không?

Ông chủ tiệm nét mặt hơi ngạc nhiên, song rất nhanh sau đó trở lại vẻ bình tĩnh vốn có. Ông vừa cười vừa nói:

– Dạ có đây cụ, tiệm nhà chúng tôi tuy không lớn nhưng được cái gỗ nào cũng có. Những mẫu áo quan được làm ra từ các loại gỗ quý hiếm thường có giá thành đắt hơn so với loại gỗ thông thường.

Ông thầy cúng mỉm cười, gật gù:

– Vậy thì tốt, tôi muốn đặt 1 chiếc.

Ông chủ tiệm lần nữa lại ngạc nhiên, chau mày hỏi:

– Tôi hỏi câu này nếu không phải mong cụ bỏ qua. Nhưng cụ đặt áo quan cho ai ạ?

Ông thầy cúng trả lời tỉnh bơ:

– Đặt cho tôi. Chú đo người tôi đi? Sau đó giao tới 1 chiếc áo quan vừa vặn với thân hình tôi là đủ.

Ông chủ tiệm sửng sốt:

– Sao vậy cụ? Từ nhà cụ ra đến cửa tiệm nhà tôi cách đoạn đường ngắn, tiệm lại luôn sẵn áo quan, cụ đặt trước như thế… Ta

Lời ông chủ tiệm bán áo quan còn nói chưa dứt câu, thì đã bị ông thầy cúng giơ tay cản lời:

– Có cần tôi mới đặt thôi. Vẫn biết xưa nay việc đặt mua áo quan trước để sẵn trong nhà là không may. Nhưng đêm nay tôi cần tới nó rồi, đâu thể xem là đặt trước, chỉ là chuẩn bị trước thay con cháu bớt 1 việc lu bu mà thôi.

Nghe xong, ông Ngọ há hốc mồm. Nhưng khách hàng là thượng đế nên ông Ngọ hỏi lại:

– Vậy khi nào cụ cần giao hàng đến.

– Ngay đêm nay. Lúc nửa đêm, canh ba.

– Ôi trời ơi! Gấp vậy sao cụ.

– Chú là người có thiên nhãn nên cũng nhìn ra ấn đường của tôi bắt đầu sạm đen rồi còn gì. Đã số mệnh thì dù có muốn tránh cũng tránh không được.

Ông Ngọ lờ mờ đoán ra ý của ông thầy cúng. Bởi xưa nay, mọi chuyện lớn bé cúng kiếng trong làng này đều do ông thầy cúng đứng ra đảm nhiệm. Tuy nhiên, ông là người rất có tâm trong
công việc, một khi đã nhận lời thì phải làm cho được việc.

– Chú ngạc nhiên lắm sao?

Ông Ngọ chớp chớp mắt:

– À! Đúng là có chút ngạc nhiên cụ ạ. Một người đang khoẻ mạnh sống sờ sờ ra đấy, tự dưng bảo chết là chế.t. Thú thực trong lòng tôi có đôi chút hụt hãng cụ ạ.

Ông thầy cúng cười khà khà. Song nụ cười ấy không được lâu thì đột ngột khựng lại, thay vào đó là sắc mặt đăm chiêu nhiều nỗi lo lắng trăn trở:

– Xem ra tôi không còn duyên với nghề, với chúng sinh nữa rồi. Tôi dặn chú việc này, sau này có người hành khất nào ghé làng mình mà hanh thông tướng số, hãy giữ chân người đó lại. Chỉ có người đó mới phá giải được lời nguyên này mà thôi.

Nghe xong ông Ngọ giật mình, trong đầu ông nghĩ thầm:” Nếu cụ ấy đã nhắc đến lời quyền, chẳng nhẽ nó bắt đầu quay lại?” Biết thời gian cụ ấy sống không còn được bao lâu, ông Ngọ bèn lên tiếng hỏi:

– Tôi tưởng lời nguyên ấy đã được hóa?

Ông thầy cúng lắc đầu:

– Vốn dĩ đáng nhẽ là vậy, nếu trước hôm nhà chú Thụ xảy ra chuyện mà tôi có mặt ở làng thì mọi chuyện đã không đi quá xa đến nước này. Chỉ tiếc tôi đã về chậm một bước, đến khi nghe đám con cháu kể lại thì mọi sự cũng đã rồi.

Ông Ngọ gật đầu:

– Chuyện đó tôi cũng có nghe vợ con kể lại. Nó cũng xảy ra vào khoảng tôi đi buôn trên biên giới, thành ra không có tham gia họp hành gì với dân làng.

Ông thầy cúng thở dài.

– Những lời tôi dặn hôm nay, mong chú nhớ cho. Còn nữa, cửa tiệm nhà chú bắt đầu làm ăn thạnh phát rồi đầy, nhớ nhập nhiều hàng vào dự trữ. Bởi làng này, còn nhiều người gặp tai vạ. Thôi, chú làm đi, tôi về đây. Nhớ giao áo quan tới đúng giờ nhé.

Lời phán của ông thầy cúng khiến ông Ngọ nổi da gà. Ông ấy tiễn thầy cúng ra đến cổng thì dừng lại. Đứng nhìn theo dáng lưng còm cõi ấy cho tới khi xa khuất thì mới quay vào nhà.

Trời chuyển giao đúng canh ba thì ông thầy cúng ra đi thật. Ông ra đi rất thanh thản, nằm im trên giường như đang nằm ngủ trong tư thế hai chân duỗi ngay ngắn, tay úp lên bụng.

Tối qua, lúc về nhà, cơm nước xong xuôi. Ông cho gọi hết con cháu tới, phân chia tài sản tiền bạc, xong xuôi đâu đấy ông căn dặn phải tổ chức lễ tang hết sức bình lặng. Đặc biệt trong đám tang của ông không ai được khóc, khi đưa ông chôn cất, đưa đi phải đi một đường và khi quay về phải đi một con đường khác, cũng đừng ngoái đầu lại nhìn.

Chuyện ông căn dặn cuối cùng cho con cháu, chính là chuyện không cần bóc mộ dời cốt. Chỉ cần thờ cúng và xây cho ông căn nhà mới đẹp đẽ là ông đã mãn nguyện rồi.

Vậy là chỉ trong ba ngày ngắn ngủi, thôn Đông Quan liên tục có 3 người mất, điều đó càng khiên lòng dân dây lên nghi vấn là do nguyên nhân từ vụ cháy nhà lão Thụ mà ra.

————

Chú thích: Cá quả: Họ cá quả( tên gọi khác: Cá chuồi, cá lóc, cá sộp, cá tràu, cá trõn, cá đô… tuỷ từng vùng có tên gọi khác nhau). Là loại cá thuộc họ Ohannlidae.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.