Kỳ Án Thôn Đông Quan

Chương 13



Lo xong đám tang cho cha, con trai cả của ông thầy cúng cầm lá thư đến nhà ông chủ Tô gọi cổng:

– Bác Thái có nhà không ạ?

Bà Thái đứng trên hiên nhìn ra, trả lời:

– Có, nhà tôi đang ở trong nhà, mời chú vào chơi.

Con trai cả của ông thầy cúng đẩy cổng bước vào, chào hỏi nhau dăm ba câu xong, ông ấy đặt lá thư xuống bàn, đẩy đến trước mặt ông chủ Tô rồi bảo:

– Trước khi mất, thầy tôi có lá thư muốn giao lại cho bác.

Ông chủ họ Tô nhìn chăm chăm vào bức thư, rồi hỏi:

– Ông cụ mất rồi à? Sao tôi không hay tin gì thế?

Ông ấy đáp:

– Do thầy tôi không muốn làm lớn chuyện, với lại cụ bảo không cần người đưa tiễn, nên thành ra tôi không tới nhờ bác trưởng thôn đọc cáo phó trên loa phát thanh. .

Ông chủ họ Tô nghe xong gật gù. Cầm lá thư mở ra đọc, thì sửng sốt quá đỗi:

– Hải! Nhà chú Thụ bị cháy, hỏa hoạn thiêu sống 4 mạng người hồi nào thế?

Con trai ông thầy cúng, nói:

– Mới cách đây mấy ngày thôi bác, trước khi làm xảy ra mấy cái chế.t bất thường.

Ông ấy chau mày, rồi thở dài:

– Thì ra là vậy. Thú thực với chú, tôi cũng vừa đi giao thương làm ăn buôn bán trên biên giới trở về, thành ra những chuyện xảy ra trong làng tôi không hề hay biết.

Con trai ông thầy cúng gật gù. Di nguyện cuối cùng của cha ông ấy đã hoàn thành, cũng đã đến lúc cáo lui.

Đợi khách đi khỏi, ông chủ Tô ngoắc vợ ra và hỏi:

– Trong khoảng thời gian tôi đi vắng, có ai tới nhà tìm tôi không?

Bà Thái đáp:

– Không có. Chỉ có chú Luân tới đây tìm ông một lần mà thôi.

Ông chủ họ Tô ngồi trầm ngâm một lúc, nghĩ suy chuyện gì đó trong đầu. Mãi lúc sau mới lên tiếng hỏi:

– Bà có nghe phong phanh về chuyện của cô Mị không? Còn cả vụ đám cháy nhà chú Thụ?

Bà ấy thở dài:

– Nghe phong phanh thì tôi có nghe, nhưng thực hư đầu đuôi câu chuyện thế nào thì tôi nghĩ chỉ có người trong cuộc mới tỏ.

Ông ấy quắc mắt nhìn vợ, ngạc nhiên hỏi:

– Mọi chuyện là sao? Hy vọng chuyện của cô Mị đừng có liên quan đến gì hai đứa con trai nhà chú Luân.

Bà Thái đảo mắt nhìn xung quanh, thấy bà giúp việc đang cặm cụi nhổ cỏ ngoài vườn, trong nhà chỉ có hai vợ chồng,bèn nói:

– Mình này, tôi nghe dân làng đồn thổi, hôm cái Mị xảy ra chuyện thì em gái của cô Mị là con bé Sa, bắt gặp thằng Điền nhà chú Luân xuất hiện lảng vảng ở gần chỗ cái Mị bị hã.m hiế.p. Tuy không có chứng cứ phạm tội, cơ mà miệng lưỡi thiên hạ họ cũng đồn um cả lên. [ TruyenMa.XYZ ]

Ông chủ Tô nghe xong giận đỏ bừng mặt, tức tốc đứng dậy chạy sang nhà em trai. Trước khi đi, ông ấy còn không quên gấp lá thư của ông thầy cúng gửi cho mình, đút vào túi áo:

Ông chủ Tô dặn vợ:

– Tôi chạy sang chú Luân có chút việc, bà ở nhà, chốc nữa ra xưởng gốm chấm công cho người làm giùm tôi.

Bà Thái đáp:

– Vâng! Tôi biết rồi. Cơ mà có chuyện gì mình từ từ nói nhé. Dù sao anh em với nhau, đừng vì lời đồn đại trong thiên hạ mà bất hoà với nhau.

Ông chủ Tô không nói gì. Chắp tay sau mông dáng khoan thai bước đi.

Từ nhà ông tới nhà em trai không xa, chỉ tầm mười phút đi bộ là tới. Tới nhà em trai, thấy ông ấy đang tập dưỡng sinh ngoài sân, ông chủ Tô ngoắc em trai vào nhà và hỏi:

– Lời đồn giữa thằng Điền nhà chú và cái Mị là sao hả?

Ông Luân gạt phắt đi:

– Ôi xời, bác nghe miệng lưỡi thế gian làm gì. Thằng Điền nhà em cao ráo đẹp trai, gia cảnh lại tốt, muốn lấy đứa con gái nào làm vợ chả được.

Ông chủ Tô nghiêm sắc mặt, gằn giọng nói:

– Nếu hôm nay chú với thằng Điền không kể ra mọi chuyện, thì ngày sau có chuyện gì thì đừng tới nhà tôi gọi cửa nhờ giúp.

Biết tính anh trai mình, luôn cẩn thận quyết đoán. Lời đã nói ra một là một, không thể là hai. Nên sắc mặt ông ấy có phần trùng xuống, mắt đi vẻ kiêu căng trước đó.

– Thì tại trước khi cái Mị xảy ra chuyện, em từng nhờ bà mai trong xóm qua đó đánh tiếng muồn xin cái Mị về nhà làm dâu. Thằng Điền nhà em nó thú nhận có cảm tình với con bé ấy, song chuyện xảy ra với cái Mị nó không hề dính dáng gì.

Vừa lúc ấy, Điền đi ngang qua, ông chủ Tô lập tức ngoắc tay Điền lại và hỏi:

– Điền, vào đây bác bảo:

Điên khép nép đi vào, cúi đâu chào bác rồi hỏi:

– Bác, bác vừa qua nhà con chơi.

Ông chủ Tô gật đầu, hỏi:

– Những lời thầy cháu vừa nói, chắc cháu cũng nghe hết rồi cả chứ?

Điền gật đầu:

– Vâng, cháu nghe cả rồi bác.

Ông chủ Tô gật gù:

– Để tránh mọi chuyện đi quá xa ngoài tàm kiểm soát, có chuyện gì hãy nói thật cho bác biết.

Điền giơ tay, thề thốt khẳng định sự trong sạch của mình:

– Cháu nói thật mà bác. Chuyện xảy ra với cô Mị không liên quan gì đến cháu.

Ông chủ Tô ậm ù:

– Tốt nhất là không liên quan gì như lời cháu nói. Bác cũng mừng.

Ông chủ Tô phẩy ra, ra hiệu cho Điền đi xuống. Lúc chỉ con hai anh em trai ngồi trong gian nhà chính. Ông chủ Tô mới bảo:
11]]
– Thằng Điền nhà chú năm nay cũng tới tuổi yên bề gia thất rồi. Xem trong làng có mối nào tương xứng thì bảo nó lấy vợ đi.

Ông Luân thở dài:

– Đâu phải em không muốn, cơ mà nó cứng đầu quá đấy bác.

Ông chủ Tô đứng phắt dậy, lời nói như ra lệnh:

– Không muốn lấy cũng phải lấy. Mà còn phải lấy vợ nội trong ba tháng tới.

Ông Luân ngạc nhiên, hỏi:

– Chẳng nhẽ bác sợ lời nguyền nhà họ Mai sắp giáng xuống làng mình ư?

Ông chủ Tô thở dài:

– Còn sắp gì nữa, mấy cái chế.t thình linh vừa xảy ra đấy thôi.

– Vậy ý bác, muốn mượn đám cưới của thằng Điền nhà em đề xua đuổi vận đen?

Ông chủ Tô gật đầu, trằm giọng nói:

– Trước mắt ngoài cách mượn Hỷ xông nhà ra, thì tôi chưa có cách nào đề xua đuổi vận đen. Không chỉ có mỗi thằng Điền phải lầy vợ, mà cả con bé Huệ nhà tôi cũng phải gả đi.

Dặn dò em trai vài việc, ông chủ Tô đứng dậy ra về. Men theo lối mòn trong thôn, ông chủ Tô đi tới mảnh đất nhà lão Thụ thì khựng chân lại. Trái với mọi người, ông chủ Tô không hề tỏ ra sợ hãi hay hoang mang gì, nhẹ nhàng đẩy chiếc cổng tre ọp ẹp xiêu vẹo ra, phăm phăm bước vào.

Nhìn quan sát quang cảnh nơi đây một lượt, ánh mắt ông chủ Tô khựng lại ở 4 nấm mộ được đắp ngay ngắn thành hàng, ông mới thở dài nói:

– Ấn oán nhà họ Tô và họ Mai chúng ta đã kết thúc từ đời trước. Đền đời tôi và đời ông sau này thì chúng ta từng giao kèo với nhau, rằng sẽ không nhắc đến ân oán của tổ tiên nữa. Để cho trọn tình nghĩa, tôi sẽ xây dựng một ngôi nhà mới cho gia đình ông, xem như một chút tấm lòng thành của tôi, và cũng là để bù đắp phần nào năm xưa tổ tiên tôi gây ra.

Nói đến đây, ông chủ Tô xá ba xá trước bốn nấm mộ, rồi xoay người rời đi không ngoái đầu nhìn lại.

Đền nhà ông trưởng thôn. Ông chủ Tô vào chào hỏi:

– Lâu lắm không ghé nhà ông trưởng thôn chơi. Ông bà có khoẻ không?

Lão Thính đang ngồi ở đó, nghe thầy tiếng có người tới vội vàng đứng dậy rướn cổ nhìn ra. Sau khi biết đó nhà ông chủ họ Tô đến, lão Thính đứng bật dậy, ba chân bồn cảng chạy nấp vào trong buồng.

Ông trưởng thôn hiểu ý, cũng không quá ngạc nhiên với thái độ ấy của lão Thính. Rất nhanh, ông ta bước ra cười xỏi lởi chào khách:

– Ông chủ Tô tới nhà tôi chơi đấy hử? Cảm ơn ông chủ Tô, gia đình tôi khoẻ cả.

Ông chủ Tô vừa đặt mông ngồi xuống, bèn nói thẳng vào vấn đề:

– Tôi tới nhà ông trưởng thôn là có chuyện muốn bàn bạc.

Ông trưởng thôn vừa rót nước, vừa ngạc nhiên hỏi:

– Ô! Ông chủ Tô chẳng hay muồn bàn chuyện gì với tôi.

Ông ấy gật gù, nói:

– Tôi vừa di buôn trên biên giới về, thì hay tin nhà chú Thụ gặp hoả hoạn thiêu sống bốn mạng người. Tôi thì nghĩ thế này, nghĩa tử là nghĩa tận, nên tôi muốn dựng một căn nhà khác trên mảnh đất ấy, sửa sang lại cho đẹp đẽ, như vậy cũng gọi là có chỗ che nắng che mưa cho gia đình chú ấy.

Ông Trưởng thôn nghe xong nghĩ thầm trong bụng:

– Cái lão cáo già này đang toan tính chuyện gì trong đầu đây? Hừ! Xưa nay lão giàu có nhất vùng này, cơ mà chưa từng thấy bố thí cho thiên hạ được một xu. Hôm nay ra vẻ tốt bụng quá, có mục đích gì chăng.”

Nghĩ thì nghĩ trong đầu vậy thôi, chứ ông không nói ra mặt. Ông trưởng thôn cười hề hề, nhấp xong hớp trà đặt nó xuống bàn, chẹp miệng:

– Được vậy thì tốt quá. Nói thật không phải tôi chưa nghĩ tới chuyện đó, nhưng ông chủ Tô cũng biết đấy, người dân sinh sống trong thôn mình còn nghèo đói quá, dù có muồn giúp mỗi người một ít thì cũng không đủ.

Ông chủ Tô xua tay:

– Tôi biết cả chứ. Nên hôm nay mới đến đây hỏi xem ý của bác trưởng thôn thế nào? Về nhân công và tiền bạc cũng như toàn bộ chi phí phát sinh khi dựng nhà, tôi sẵn sàng bỏ ra đóng góp cả.

Dù ông trưởng thôn còn nhiều nghi vấn trong lòng, song nếu ông chủ Tô đã ra mặt nhận làm thì ông ấy cũng không có cớ gì đề từ chối. Mặt khác, ông ấy nghĩ, cả làng chẳng ai dám bén tới đó xem thực hư bốn người trong gia đình nhà lão Thụ, còn sống hay đã bị lửa thiêu chế.t, thì may quá có ông chủ họ Tô đứng ra đảm nhận.

Ông trưởng thôn cười khà, khà…nói:

– Được vậy thì cả tôi cùng với bà con trong xóm mừng quá ấy chứ. Thế ông chủ Tô định khi nào cho người tới làm.

Ông chủ Tô đáp:

– Ngay tuần sau. Từ giờ tới tết chỉ có tuần sau tôi rảnh việc. Ông trưởng thôn chắc cũng hiểu phần nào về tính chất công việc của tôi. Thường xuyên đi buôn ba buôn bán bên ngoài, ít có dịp ở nhà lâu.

Nghe ông chủ Tô nói tới đây, sực nhớ ra chuyện của thằng Hàn nhà mình. Ông trưởng thôn bèn bảo:

– À! Tiện đây ông chủ Tô cho tôi hỏi. Xưởng làm gốm bên nhà ông còn thiếu người làm không.

Ông chủ Tô:

– Ông trưởng thôn muốn xin việc cho người thân ư?

– Vâng! Tôi muốn xin cho thăng Hàn nhà tôi. Nó năm nay đã gần 30 tuổi đầu rồi mà công việc làm ăn còn chưa đâu vào đâu.

Ông chủ Tô:

– Vậy bảo cậu ấy sắp xếp thời gian đến xưởng gồm thử việc xem sao. Hôm qua bà nhà tôi vừa báo trong xưởng còn thiếu vài người thợ.

Ông trưởng thôn cười xòa:

– Ôi! Vậy thì may mắn quá. Thay mặt thăng Hàn nhà tôi, và cả bản thân tôi, xin cảm ơn ông chủ họ Tô nhiều.

– Kìa ông trưởng thôn, chúng ta là người làng với nhau, đâu cần nói chuyện khách sáo vậy.

Nói xong, ông chủ Tô đứng dậy ra về. Đợi ông chủ Tô đi khuất, lão Thính lật đật vén tấm rèm bước ra khỏi buồng nhà ông trưởng thôn. Ngồi phịch xuống, giọng cay cú vang lên:

– Hừm! Xuất phát từ lòng tốt gì chứ? Chứ không phải vì sợ lời nguyền nhà họ Mai đeo bám hay sao. Còn ở đây diễn kịch ra vẻ tốt bụng. Ông mày khinh.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.