Kỳ Án Thôn Đông Quan

Chương 14



Ông trưởng thôn đưa điếu cày lên miệng kéo một hơi dài, rồi đập đập bàn tay vào miệng điếu, phả ra một làn khói mong manh cười bảo:

– Làm gì mà chú tức giận vậy chứ? Hay chú vẫn còn cay cú vì chuyện cũ.

Lão Thính hừ lạnh:

– Ôi giời, loại phụ nữ tham phú phụ bần như cô ta em đây dí buồ.i vào thèm.

Ông trưởng thôn cười khà khả:

– Vậy sao! Thế mà tôi vẫn cảm nhận được lời nói của chú sặc mùi thuốc súng đấy.

Thì ra năm xưa vợ của ông chủ Tô là người yêu từ thuở thiếu thời với lão Thính. Song chuyện tình ây không được gia đình cô gái chấp nhận chỉ vì lão Thính nỗi tiếng là một kẻ bụng dạ hẹp hòi, bẩn tính, mưu mô, thủ đoạn. Sẵn con gái đang trong độ tuổi xuân thì lại cộng thêm nhan sắc mặn mà, nên sau khi được nhà họ Tô qua thưa chuyện, họ đã không ngần ngại gả luôn con gái đi.

Có lẽ từ vụ đó lão Thính mới luôn ôm hận trong lòng về người nhà họ Tô.

Lão Thính chẹp miệng:

– Cái chuyện đàn bà gạt sang một bên đi bác. Chuyện chính bây giờ mới quan trọng, còn đàn bà, chẳng có con này thì ta lây con khác.

Ông trưởng thôn cười khà khà, nói tiếp lời:

– Chú nghĩ được vậy tôi cũng mừng. À! Còn chuyện tôi nhờ chú tìm người mua cây sao rồi, đã có mối nào nhận mua chưa?

Lão Thính đấm ngực, tự mãn:

– Ôi dào, thằng Thính này là ai kia chứ. Em mà ra tay thì gạo xay thành cám.

Ông trưởng thôn kéo lão Thính ghé sát tai, nhỏ giọng nói nhỏ chỉ đủ mỗi hai người nghe:

– Thế tôi hỏi thật chú, có phải chú ra tay với gốc cây me ngoài cổng đình không?

Lão Thính cười nhếch mép, không chối bỏ mà còn thẳng thắn thừa nhận!

– Là em đấy bác, cơ mà chuyện này bác giữ kín giùm em đấy nha. Em biết kiểu gì mấy lão già trong thôn cũng không đồng ý, vì cái gốc cây đó cũng tồn tại ngót nghét gần cả trăm năm rồi chứ ít gì.

– Thế chú làm cách nào mà tán nó lại héo đi thế?

Lão Thính thì thầm:

– Em đục thân rồi nhét muối hạt vào đấy. Góc cây mà nhét muối thì đố nó sống dai được.

Ông trưởng thôn nghe xong gật gù:

– Ồ, thì ra là vậy. Hôm đó tôi tính nhờ chú Báu tới cưa phụ, nhưng mà gia đình chú ấy đang có tang, con cái thì bệnh tật, tôi đang nghĩ nên nhờ người khác vậy.

Lão Thính tặc lưỡi:

– Chuyện chặt cây thì bác lo gì, cứ để đó em cân tất.

Có thêm lời này của lão Thính, ông trưởng thôn không còn lo chuyện nhân sự nữa. Thường khi bán cây, bên mua sẽ chặt hạ, song vì muốn thuận lợi ra khỏi thôn Đông Quan cần phải đi ngang qua một cây cầu, đường đi cũng không phải dễ, bởi vì lẽ đó sẽ cần rất nhiều nhân lực đề vận chuyên gỗ ra ngoài…

Trước ngày chặt cây, mặc dù nhiều người dân trong thôn không đông ý với cách làm của ông trưởng thôn, nhưng vì họ thấy tán cây đang ngày một héo úa vàng vọt xác xơ đi nhiều, lá đồ rụng đầy gốc nên cũng đành miễn cưỡng đứng nhìn họ cưa cây.

Ông trưởng thôn hứa dùng số tiền bán cây để sau này dùng cho việc tu sửa đền chùa, hoặc cải tạo cây cầu dẫn vào vào thêm chắc chắn, chứ ông ấy không hề giữ làm của riêng mình.

Phải mất ba ngày mới hạ xong gốc cây me cổ thụ. Gỗ me không phải là loại gỗ quý hiếm, nhưng do có thâm niên lâu năm nên khi bán cũng rất được giá.

Sang ngày thứ 4, đội cưa cây di chuyển máy móc dụng cụ đến chỗ cây me trước cổng nhà lão Thụ. Người ngoài không biết còn nhiệt tình làm, còn người dân trong thôn cứ viện hết lý do này đến lý do khác chẳng ai muốn tham gia, bởi nghi vấn lời nguyên chế.t chó.c trên mảnh đất này đang bị ám xuống ngôi làng.

Ông chủ mua cây lên tiếng:

– Các anh không làm thì quay lại giúp tôi chất gỗ lên xe, nội trong hai, ba… ngày tới phải vận chuyển hết số gỗ đã chia sẵn ra ngoài, có như vậy chúng tôi mới sớm chất gỗ lên xe lớn chở đi được.

Mấy người dân làng nhìn nhau, gật đầu. Lúc họ định quay đi thì ông chủ mua gỗ lại lên tiếng:

– Cậu đi theo chỉ đạo họ làm giùm tôi. Còn tôi ở đây xem họ cưa cây.

Anh ta gật đầu, lúc anh ta xoay người rời đi còn có nhìn vào đôi mắt của ông chủ, cả hai ngằm ra hiệu bằng cái gật đầu kín đáo.

Ông trưởng thôn thầy mọi việc diễn ra hết sức suôn sẻ, đon đả rót từng bát nước trà đưa cho từng người một:

– Các chú hôm nay vất vả quá, nào, lại đây ngồi nghỉ ngơi chút, uống bát trà xanh cho mát.

Ông chủ buôn gỗ nhận lấy bát nước, ngồi phịch xuống phiến đá cạnh góc cây me, vừa tu ực ực bát nước, vừa nhìn lên tán cây me xanh ngát, cười hớn hở nói:

– Gốc này cũng không lớn lắm, cưa trong vòng 1 ngày là xong.

Ông trưởng thôn gật đầu:

– Đúng rồi, chỉ vì nó nằm sát đường đi quá tôi sợ mùa mưa bão sắp tới nó bị bật gốc cản trở giao thông, mới phải gọi người vào bán đây chứ. Góc cây này thuộc sở hữu nhà chú Thụ, tiền bán gỗ chúng tôi quyết định xung vào công quỹ.

Lão Thính cười hề hề, chẹp miệng nói theo:

– Bác trưởng thôn nói vậy đúng lắm. Gia đình anh Thụ vốn dĩ không còn ai, tiền bạc thu được từ mảnh đất cứ xung vào công quỹ là chuyện đứng đắn quá ấy chứ.

Trong lúc họ bàn luận về mảnh đất nhà lão Thụ, thì ở bên phía đình làng, đám công nhân đang miệt mài khiêng gỗ chất lên xe.

Cụ Tưởng cùng hai cụ cao niên khác trong thôn chậm rãi bước đến, nhìn gốc cây me cổ thụ bị hạ trong lòng không khỏi xót xa.

Cụ Vui đi tới, chỉ tay lên xe gỗ cất tiếng hỏi:

– Này các chú, tại sao lại chất xe gỗ đầy thế kia? Có nguy hiểm quá không trên đường vận chuyển.

Ngay lập tức người của ông chủ buôn gỗ chạy đến, cúi đâu chào các cụ, mỉm cười giải thích:

– Dạ các cụ cứ yên tâm, bọn cháu chất gỗ lên xe đã căn theo trọng lượng. Chiếc công nông này cụ nhìn nó thô sơ vậy thôi, chứ chất hàng hóa được tầm máy tấn lận đầy cụ ạ. Hề hề…

Cụ Vui chẹp miệng:

– Tôi không nói đến trọng lượng chiếc xe, mà muốn nhắc nhở mấy chú về cây cầu ra vào thôn mà thôi. Trọng tải cây câu không được vượt quá 1 tấn đâu đấy nhé. Trong lúc vận chuyển, chẳng may làm cây câu bị hư hỏng thì các chú phải đứng ra gánh vác việc sửa chữa.

Đợi cụ Vui nói xong, cả ba cụ kéo nhau ra về. Lúc các cụ đi khuất, gã đứng phẩy tay quay người đi lẩm bẩm trong miệng:

“ Mây cái lão già chế.t tiệt. Chỗ người ta làm ăn cứ ra đây phán bậy phán bạ, phỉ phui cái miệng ăn mắm ăn muối nhà các ông đi.” Hừ..m..

Một người dân đứng đó, nghe thấy anh ta lầm bầm nói trong miệng, bèn lên tiếng nhắc nhở:

– Cụ ấy nói đúng đầy. Trên đầu cầu có ghi rõ trọng tải của nó mà. Tôi thấy xe chất vậy cũng được rồi, đề đảm bảo an toàn khi lưu thông, số gỗ này chắc phải ba xe mới chở đi hết.

Song có điều anh ta nghe không lọt lỗ tai. Thường ngày theo ông chủ đã lâu, ngoài đúc kết được chút kinh nghiệm ra thì cũng học hỏi được tí mánh khoé.

Ngoài tiền công anh ta kiếm được thì anh ta còn hay móc nối với chủ xe đề chở thêm hàng hoá, giảm thiều bớt chuyến đi, đến khi về sẽ báo cho ông chủ tới 3-4 chuyến, nhưng thực ra số lần chạy đều không tới. Số tiền ông chủ trả cho chủ xe tăng lên theo số chuyến và anh ta ăn chia với họ. Anh ta luôn nghĩ, làm công ăn lương sao nuôi đủ gia đình nếu không nhờ thêm vào chút tài lẻ mánh khoé. [ TruyenMa. Xyz ]

– Anh thì biết gì mà nói. Tôi cũng chỉ làm theo lời ông chủ căn dặn mà thôi.

Nhưng rõ ràng lúc ông chủ buôn gỗ ở đây có dặn anh ta số gỗ này chở 3 xe cho an toàn, vì đường trong thôn gập ghềnh khó đi, mà diện tích cây cầu cũng không được rộng cho lắm. Bây giờ xét vào số gỗ đã chất lên và số gỗ còn lại dưới đất, thì chỉ tầm 2 chuyến thôi là hết.

Anh nông dân nghe xong chỉ thở dài, lắc đầu ngao ngán. Họ vừa chất xong, ông chủ mua gỗ chạy con xe simson ngang qua và bảo:

– Này cậu, tôi về trước đi lo chút công việc. Cậu ở lại chỉ đạo mọi người làm đi nhé. Trời còn sớm, nêu chở được hết số gỗ này ra ngoài đường lớn thì hay quá. Còn không kịp cứ để đó, chừa lại ngày mai chở tiếp cùng chuyến hàng đằng kia.

Anh ta gật đâu:

– Vâng, ông chủ cứ đi đi, mọi chuyện ở đây cứ đề tôi lo liệu.

Ông chủ của mình vừa đi khỏi, anh ta nở nụ cười nhếch mép. Thầy xe vẫn còn vơi, anh ta lại hối thúc thợ và người dân chất thêm vài khúc gỗ lên xe cho đầy chuyến.

Buổi trưa, trời đang nắng như đồ lửa, bỗng chốc mây đen ở đâu ùn ùn kéo về che khuất cả ánh mặt trời đang chiếu chói chang.

Một người dân ngước lên nhìn bầu trời, rồi anh ta lo lắng nhắc nhở:

– Tôi nghĩ chuyến hàng này ngày mai chở đi thì hơn. Mọi người xem, trời sắp đổ mưa rồi đấy.

Người đàn ông kia quát:

– Làm gì nói mưa là mưa ngay được. Đằng nào xe chạy cũng gần ra tới cầu rồi, anh em cố lên chút nữa giùm tôi nhé.

Nhìn chiếc công nông nổ xập xình chạy chậm như rùa bò cùng với thùng hàng chất cao chót vót, không khỏi làm cho những người cửu vạn có kinh nghiệm hành nghệ lâu năm cũng cảm thấy ngán ngẩm. Chốc chốc, bánh xe chạy ngang ổ gà lại khiến cả thủng xe nhấp nhô nảy lên hạ xuống, tựa như muốn đổ cả xe gỗ xuống đất.

Chật vật mãi cả một quãng đường khó đi trong thôn, thì cuối cùng cây câu dẫn ra thế giới bên ngoài cũng hiện dần ở trước mắt.

Anh ta hô lớn:

– Có lên nào anh em, sắp tới bờ bên kia rồi. Làm xong chuyến này tôi cho anh em nghỉ ngơi, trời cũng sắp mưa rồi.

Lời anh ta vừa dứt, một tiếng sấm khô khan từ trên bầu trời cao dội xuống tựa như muốn xé toạc không gian tĩnh lặng của nơi này.

Người dân trong làng thầy vậy bèn cản:

– Anh gì ơi, gió lớn quá. Tôi nghĩ cho xe dừng lại đã, chứ gió máy thế này công nông chạy ngược hướng gió liệu có đi nổi không?

– Không sao đâu, đi tiếp thôi. Hàng hoá chất lên xe còn chưa đủ trọng lượng kia mà. Các cậu lo gì nào.

Khi đó, trời mưa như trút nước. Chiếc xe dần tiến vào giữa cây cầu thì không may bị chết máy. Nhìn xe hàng nằm chình ình trên cầu khiến anh ta tức muốn phát điên.

Anh ta quay lại, gào thật lớn như muốn át đi tiếng mưa gió:” Mẹ kiếp, quay lại thôi, mưa gió lớn quá không thể đi tiếp được nữa.”

Chỉ đợi có vậy, họ thi nhau quay đầu bỏ chạy. Cũng đúng lúc ấy cây cầu bắt đầu xảy ra sự cố. Một vết nứt rất dài bắt đầu xuất hiện ở giữa trọng tâm của cây cầu, chẳng mấy chốc vết nứt rạn dần ra, tạo thành những rãnh nứt sâu hoắm. Đất cát vụn vỡ, đất trời rung chuyền, giông gió thổi tới tấp hất văng toán người đang đứng chao đảo trên cầu xuống dưới.
Tiếng gào thét thê lương của họ không át đi nổi sự phẫn nộ của thiên nhiên. Khiến máu chảy thành sông, thịt nát xương tan.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.