Kỳ Án Thôn Đông Quan

Chương 18



Gã nghĩ thầm trong đầu:” Người giàu nhất thôn này, à mà không, phải nói người giàu nhất vùng này chẳng phải là bác cả nhà mình sao? Nhưng sao ông ta lại biết rõ về gia cảnh nhà bác cả thế nhỉ, trong khi ông ta không phải người vùng này.”

Thấy gã còn chưa tin, lão hành khát lại nói:

– Vậy để tôi kể lại cho cậu nghe một câu chuyện. Năm xưa, sư phụ tôi có lần từng lưu lạc đến nơi này, cũng trong khoảng thời gian đó thầy đã phát hiện ra mảnh đất có thế đẹp, sư phụ gọi mảnh đất nó là Công Chúa Sơn Trang Huyệt, nghĩa là huyệt của công chúa Sơn Trang, con gái vị Thần núi. Đang trong lúc ngắm thế đất thì vô tình bắt gặp một người đàn ông trong thôn đi ngang qua, nhận thấy gặp nhau ở trên chính mảnh đất công chúa Sơn Trang huyệt này ắt là có duyên với nhau. Sau vài câu thăm hỏi thì sự phụ tôi đã mách kế làm ăn cho
người đàn ông đó.

Kể đến đây lão hành khất bỗng khựng lại. Gã lập tức sốt ruột, bèn nhanh miệng hồi thúc:

– Rồi mọi chuyện sao nữa, lão già, ông kế tiếp đi chứ?

Lão hành khất, cười, sau đó lại bắt đầu kể tiếp.

– Sư phụ tôi nói với người đàn ông. Đây là mảnh đất công chúa Sơn Trang huyệt, nếu có người thân là nữ được chôn cất ở đó thì con cháu về sau nhất định sẽ được đại phúc đại quý.

– Rồi người đàn ông đó có tin lời của sư phụ ông không?

Lão hành khất cười khà khà, hỏi vặn lại:

– Thế nếu là cậu, cậu có tin chuyện tôi kể là thật không?

Gã ngẫm nghĩ một lúc, lắc đầu giọng quả quyết:

– Dĩ nhiên là tôi không tin rồi. Nếu có mảnh đất lành vậy thì tại sao ông ấy không dùng cho mình, hà cớ gì phải bôn ba sóng gió khắp nơi xin ăn.

Lão hành khất cười phá lên, một lát sau ông ấy thôi không cười nữa. Nhìn chăm chăm vào mặt gã, gật gù nói:

– Câu hỏi hay lắm. Câu hỏi của cậu giống y chang với câu người đàn ông kia hỏi sư phụ tôi.

– Thế rồi sao nữa? Nói toẹt ra xem nào làm người ta sốt hệt cả ruột.

– Sư phụ tôi trả lời rằng, công chúa Sơn Trang huyệt chỉ che chở và độ cho nữ chứ không che chở và độ cho nam. Bản thân sư phụ là trẻ mồ côi, lại là người xuất gia, không vợ không con cái nên đối với mảnh đất đó là vô dụng. Nên mới muốn dựa vào vận may của người đàn ông đó để sau này có chỗ dựa khi tuổi già sức yếu.

– Vậy người đàn ông đó đồng ý chứ?

Lão hành khất xua tay:

– Không, cậu ấy vẫn không tin, chỉ đến khi sư phụ tôi gieo quẻ, đoán công việc làm ăn của người đàn ông đó đang gặp vấn đề, hàng hóa không bán đi được vì gặp bạo động trên biên giới. Nội trong 3 tháng nữa nếu hàng hóa vẫn không xuất đi được thì gia nghiệp đến đời anh ta xem như tàn lụi. Nghe sư phụ tôi phán xong anh ta sửng sốt quả đỗi vì quả thực tình trạng công việc làm ăn của anh ta đang xảy ra giống y chang lời sư phụ tôi phán. Đề gìn giữ gia nghiệp tổ tiên để lại, cũng vì muốn đến đời con cháu mình vẫn được hưng thịnh nên
anh ta đã gật đầu đồng ý.

Gã lẩm nhẩm trong miệng:” Đồng ý ư? Chuyện này xảy ra lâu chưa mà mình chưa từng nghe thầy nhắc đến chuyện này.

Lão hành khất lại kể tiếp:

– Được sự trấn thủ của sư phụ ta, tất cả mọi chuyện diễn ra hết sức thuận lợi. Nhưng trước khi làm phép phong quan cuối cùng, sư phụ tôi đã nói ra 2 điều kiện với người đàn ông.

Gã vừa tò mò vừa ngạc nhiên, hỏi:

– Là hai điều kiện gì?

Lão hành khất nói:

– Một là: Sau khi ông ấy trở nên giàu có, phải đem một nửa gia sản giao cho sư phụ tôi để trả công. Hai là: Sau này phải gả con gái cho người mà sư phụ chỉ định. Chắc có lẽ sư phụ tôi đã bấm ra quẻ rằng sẽ thu nhận được đệ tử, cũng là cách tốt cho ông ấy, lọt sàng xuống nia, không mất đi đâu mà sợ.

– Ông ấy đồng ý chứ?

Lão hành khát:

– Ban đầu thì không, nhưng sau này cũng miễn cưỡng đồng ý. Mộ phần của mẹ ông ấy cũng di dời đến đó rồi, chẳng nhẽ không đồng ý bỏ dở ngang chừng sao được.

– Rồi sao nữa?

– Đư phụ tôi cảnh báo. Vì chuyện này mà sư phụ đã ép người đổi huyệt là đã vi phạm thiên lý. Nếu đến lúc đó ông ta phản bội sư phụ, không tôn trọng lời hứa thì hậu quả vô cùng khó lường. Sau khi người đàn ông đó gật đầu thì sư phụ ta mới bắt đầu làm phép phong quan. Điêu đó có nghĩa vận may sẽ nhanh chóng đến với người đàn ông.

Gã đứng lặng thinh sau khi nghe xong câu chuyện của lão hành khất. Suy nghĩ gì đó một lúc rồi ngước mặt lên hỏi:

– Người đàn ông đó có phải cũng là con dân trong thôn này?

Lão hành khất gật đầu:

– Đúng vậy! Mà cậu còn biết rất rõ về lai lịch cũng như gia cảnh nhà ông ta. Nói đến đây lão hành khất bấm chặt cánh tay gầy đét chỉ còn lại lớp da bọc xương khẳng khiu vào cổ tay gã, trong miệng phát ra tiếng cười khục khặc ma m\Ị.

Gã giật mình khi nhìn vào khuôn mặt ông ta, song đã quá trễ, bàn tay của lão hành khất đã bầu chặt giữ hắn lại, hai khuôn mặt cũng kề sát vào nhau nghe rõ cả hơi thở và nhịp đập thình thịch của con tim.

– Nếu cậu muốn giàu như ông ta, tôi sẽ giúp cậu trở nên giàu có chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Gã lắp bắp, hỏi:

– Là.. cách..gì?
– Nhưng tôi chưa làm không công cho ai bao giờ.

– Được, nói ra điều kiện đi. Trong khả năng của tôi thì tôi hứa sẽ thực hiện.

Lão hành khất cười ha hả:

– Chưa phải lúc ta nói ra điêu kiện, nhưng cậu yên tâm, cả hai điều kiện của sư phụ ta đã đưa ra năm xưa với người đàn ông kia thì nay ta sẽ không lấy nó để lặp lại.

Gã thở phào nhẹ nhõm. Tưởng đâu lão hành khất lại đưa ra điều kiện oái oăm muốn gả con gái cho lão thì toi, bởi lão vừa già vừa xấu, đã vậy còn hôi hám bẩn thỉu. Nhưng nếu là chia một nửa tài sản thì nghe cũng tạm chấp nhận được. Vì dù gì, phú quý đó cũng do ông ta đem lại.

– Nghĩ xong chưa, đồng ý không?

Gã gật đầu:

– Tôi đồng ý, nhưng nếu chẳng may điều kiện ông đưa ra nó quá đáng thì lúc đó tôi phải làm sao? Hay ông thử nói điều kiện của mình ngay bây giờ cho tôi nghe thử xem, thẩm được chúng ta sẽ bàn tính tiêp.

Song lão hành khất đâu phải kẻ ngốc, trong cuộc đi săn này chỉ có ông ta làm chủ, còn tất cả đều là con mồi. Nghĩ đoạn, ông ta hạ giọng nói:

– Cậu không chịu thì thôi, tôi đi tìm người khác. Tôi thấy bạn cậu cũng được đấy, là người đàn ông ôm nhiều hoài bão, chỉ cần có cơ hội anh ta sẽ bắt lấy quyết không buông.

Gã lảm nhảm trong miệng:

– Bạn tôi ư?

Lão hành khất cười nhếch mép, nhưng nụ cười ma mãnh đó không lọt được vào tầm mắt của gã con mồi. Ông ta gật gù, trả lời:

– Đúng thế! Cậu xem, phúc khí nhà cậu đang yên ổn lại bị kẻ khác cướp mất, từ đó không chỉ có công việc làm ăn mà ngay cả cuộc sống với sinh hoạt cũng đều thay đồi, hay nói cho cậu dễ hiều, vận may nhà cậu được chuyển sang cho người khác sau khi tôi thay đổi pháp trận. Cậu muốn nhận lấy, hay muốn dâng nó cho người khác, đó là quyết định ở cậu.

Gã rơi vào trầm mặc, lại thêm chuyện luôn bị thầy mắng nhiếc, luôn đem mình ra so sánh với thằng em trai khiến tâm tính của gã dần bị lão hành khất chi phôi. Một lúc sau, gã ngước lên, gật đầu:

– Thôi được rồi, tôi đồng ý. Chỉ cần sau này điều kiện ông đưa ra đừng quá đáng quá là được.

Lão hành khất nghe xong cười khà khà, vỗ vỗ lên vai, trấn an:

– Chuyện này cậu đừng lo. Năm xưa sư phụ tôi ra tới hai điêu kiện với bác của cậu. Còn tôi, tôi chỉ cần cậu đáp ứng cho tôi một chuyện là đủ rồi.

Khả..khà..khà… giọng cười khoái trá của lão hành khất vang vọng cả cánh rừng, tạo ra âm thanh rùng rợn mà bất cứ ai khi nghe thấy cũng không khỏi lạnh buốt sống lưng.

Trước khi đi lão dặn anh ta:” Hãy tìm cho tôi một đôi mắt, móc lấy nó nhớ thật cẩn thận đừng đề làm vỡ lòng tử. Sau đó đặt vào một chiếc hộp sạch sẽ, đến gặp ta.” Khà khả khà…

Gã giật mình, mới nghe vậy thôi mà da gà gai ốc trên người gã đã nổi cuồn cuộn. Gã run rẩy nói:

– Tôi phải đi đâu đề lấy được cặp mắt bây giờ? Là mạng người đấy, chẳng nhẽ ông lại muốn tôi giế.t người.

Lão hành khất giọng âm vang:

– Cậu ngán gì nào, chẳng phải cậu cũng vừa giế.t người mới đêm hôm qua hay sao? Giế.t thêm một mạng nữa thì có đáng gì. Nên nhớ, đó phải là cặp mắt của người còn sống, mà không chỉ có vậy, người đó còn phải cam tâm tình nguyện hiền dâng cho cậu, có như vậy tôi mới thay đổi được pháp trận.

Khà…khà..khà..khà..khà..khà..khà…

Gã gắt lên:

– Ông điên rồi chắc. Làm gì có đếch ai tình nguyện dâng cho mình cặp mắt, trừ khi đó là người điên.

Nói đến đây gã hạ giọng, lèm bèm trong miệng:” Bồ khỉ, tưởng gặp được quý nhân, ai ngờ lại gặp phải lão điên. Làm phí thời gian nghỉ ngơi của ông.”

Lão hành khất lại nói:

– Nội trong ba ngày tới, nếu cậu không đem cặp mắt tới cho ta, lúc đó ta sẽ chuyển phúc khí cho người khác. Mọi sự đã thành, có muốn thay đổi cũng khó.

Nghe những lời đe doạ này gã lại cảm thấy hoang mang, chỉ sợ lời ông ta nói là thật. Gã nói với lão hành khất.

– Ba ngày thì ba ngày, trong ba ngày đó nếu ông thay lòng đổi dạ thì đừng trách thằng này không cảnh báo trước.

Lão hành khất cười khà khà:

– Ta sẽ đợi, ta sẽ đợi…khà..khà..khả..

Lúc lão hành khất định đi thì gã sực nhớ ra một chuyện, vội hỏi:

– Khoan đã, nhưng sao ông lại muốn giúp tôi? Chẳng nhẽ ông muốn phản lại những việc mà sư phụ mình đã làm trong quá khứ?

Lão hành khất thở dài, râu rĩ nói:

– Là bởi vì người đàn ông đó không giữ đúng lời hứa. Ta đến đây là để thực hiện lời Sự phụ giao phó nhưng đã bị gia đình đó chà đạp, đuổi đi không thương xót.

Lại một điệu cười ghê rợn nữa vang lên, thoắt một cái gã đã không còn trông thấy lão hành khất kia đâu nữa.

Gã đưa tay lên miệng, động tác giống như cái loa đề nói to hơn, xa hơn:

– Thế tôi phải tìm ông ở đâu?

Giọng nói ma quái của lão hành khất văng lại:

– Lúc đó ta sẽ xuất hiện. Đối với ta thiên hạ đều là nhà.

Khàả..khà..khà..khà..khà..khà..khà..khà..

Khả..khả..khả..khả..khả..khả..khả..khả..

Một lúc sau giọng cười im bặt, trả lại vẻ yên tĩnh cho nơi này. Gã cũng nhắc chân quay người đi tiếp, vừa đi gã vừa nghĩ” Đã đến lúc phải quay về nhà rồi.”
Nắng vừa lên, người dân trong thôn Đông Quan đã nghe thấy tiếng quạ réo từ đằng xa vắng lại.

Cụ Tưởng ngồi trên hiên rít tẩu thuốc xong rồi bảo:

– Thế đã đứa nào nghe nói về vụ tìm thấy người mất tích ở dưới suối?

Ông Lân xách ấm trà đặt xuống, trầm giọng đáp:

– Con chưa nghe ai nói gì thầy ạ.

Cụ Tưởng thở dài:

– Làng này mất hết phúc phận rồi. Xem ra việc quan trọng tìm kiếm người mất tích trước mắt cũng không mấy suôn sẻ.

Ông Lân gật đầu. Vừa rót nước vào chén mời thầy vừa hỏi:

– Mà sao lại có tiếng quạ réo thầy nhỉ?

Cụ Tường trả lời:

– Đàn quạ xuất hiện là có điềm báo rồi đầy.

Lời cụ Tưởng vừa dứt, thằng Sinh là cháu đích tôn của cụ cũng vừa mới đạp xe từ ngoài công đi vào. Nhìn thằng cháu trai độc đinh mấy ngày hôm nay lo chạy ngược xuôi đi giúp dân làng tìm những người mất tích đến xác xơ, cụ Tưởng cũng xót lắm, nhưng biết làm sao được, tình cảm láng giêng với nhau thấy khó không thể không giúp.

– Có chuyện gì mà mặt mày ủ rũ th61 cháu?

Sinh bưng chén trà, thổi phù phù mấy hơi rồi tu ực hớp, giọng buồn bã nói:

– Vẫn chưa tìm thấy ai ông nội ạ.

Cụ Tưởng thở dài:

– Cũng hai ngày trôi qua rồi còn gì, ông e răng họ lành ít dữ nhiều rồi.

Đúng lúc đó có bác hàng xóm chạy qua dừng xe trước công nhà cụ Tưởng, gấp gáp nói vọng vào:

– Tìm thấy họ rồi cụ ơi. Thằng Sinh có rảnh ra đây chú chở đến đó phụ mọi người vớt xác họ lên.

Cụ Tưởng phẩy tay ra hiệu cho Sinh cứ đi đi. Cụ tò mò hỏi với ra:

– Tìm thấy họ ở đâu ở vậy chú?

– Dạ, ở dưới suối cụ ạ. Cái đoạn có con đập nước ấy ạ.

Cụ Tưởng thương xót nói:

– Rõ khổ, vậy hai chú cháu mau ra đó giúp mọi người một tay đi.

Ông Lân nói với thầy:

– Thầy ở nhà, con chạy ra xem có giúp được gì không. Cả chục mạng người chứ nào có ít.

Cụ Tưởng phẩy tay:

– Ừ! Bây cứ đi đi.

Đợi mọi đi hết, cụ Tưởng đứng dậy chậm rãi đi ra cổng, ánh mắt nhìn xa xăm vào làng, trong lòng bỗng nảy ra một câu hỏi mà chưa có lời giải đáp:

“ Thực ra mảnh đất nhà chú Thụ có chứa bí mật gì vậy trời. Không biết ông Bá và ông Vui hai người họ có biết bí mật về mảnh đất nhà chú Thụ không?”

Nghĩ đến đây cụ Tưởng rảo bước nhanh hơn, vừa đi cụ vừa nghĩ trong đầu:” Không được, mình phải tới đó hỏi hai ông ấy, biết đâu lại có manh mi gì chăng.”


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.