Kỳ Án Thôn Đông Quan

Chương 19



Đoạn đường từ nhà cụ tới nhà cụ Vui hay cụ Bá tuy không xa lắm, nhưng lúc cụ đi ngang qua đình thì đã thấy ông Ngọ chủ tiệm bán áo quan đang chỉ đạo thợ đặt quan tài ở đó.

Thấy cụ Tưởng đi ngang qua, ông Ngọ lên tiếng chào:

– Cụ đi đâu đây ạ?

Cụ Tưởng gật đầu, tò mò hỏi:

– Sao chú lại kê nhiêu quan tài ở ngay cổng đình thế này?

Ông Ngọ đáp:

– Dạ, giờ cháu kêu người khiêng ra bờ suối, lúc đầu thì nghe ông trưởng thôn bảo kê hết ở đây, cuối cùng xong xuôi cả rồi ông ấy lại đổi ý.

Cụ Tưởng ngạc nhiên:

– Hả! Làm vậy có phải mất công quá không.

Ông chủ Ngọ thở dài:

– Dạ, nhưng biết làm sao được hả cụ. Người chế.t cũng đã chề.t rồi, thú thực với cụ, dân trong nghề như chúng cháu chẳng mong buôn may bán đắt, bởi khách hàng đều là những người quá cố,
vì lý do nào đó phải xa lìa trần gian.

Cụ Tưởng ậm ừ:
– Vậy thôi các chú khiêng ra đi kéo mọi người chờ.

Sực nhớ ra một chuyện, cụ Tưởng vừa quay đi thình lình ngoảnh lại hỏi:

– Thế không chọn giờ khâm liệm hay sao mà lại khiêng quan tài ra đó?

Ông Ngọ đáp:

– Cháu cũng chưa rõ thực hư cụ ạ. Nghe đâu những người chê.t bên ngoài thì không được đưa xá.c vào làng, tránh dẫn vong hồn vào thôn.

Tập tục cổ hủ này của các cụ truyền lại từ thời xa xưa không phải cụ Tưởng không biết. Theo quan niệm của các cụ, người chế.t ngoài đường không được mang xá.c vào làng, mà khiêng áo quan
ra ngoài cổng thôn đón họ, sau đó khiêng họ đi men theo lối đường mòn nằm ở rìa thôn một vòng, đến bãi tha ma thì chôn cất họ đó.

Nói về tập tục này cụ Tưởng lại nhớ đến một câu chuyện mà hồi bé cụ đã tận mắt chứng kiến. Năm đó, chiến loạn liên miên, hầu như ngày nào cũng có người phải bỏ mạng.

Hôm ấy, một gia đình trong thôn có đứa con gái chớm ba tuổi không may bị ốm chế.t trên đường đi lên trạm xá, đến khi đưa xác con bé về các bô lão nhất quyết không cho mang thi thể con bé vào thôn.

Gia đình tuy thương xót con cái nhưng lệ làng cũng không dám phạm, đành quấn xá.c con vào mảnh vải, rồi đặt lên mảnh chiếu cuộn tròn lại, nhang khói bên cạnh tỏa khói nghĩ ngút.

Năm đó cụ Tưởng mới chớm tuổi mười bảy, đi tát nước ban đêm cùng với bu, khi đi ngang qua chỗ cổng làng thì trông thấy cảnh tượng đó, cứ làm cụ nhớ mãi, dường như nó đã in sâu vào trong tâm
trí của cụ. Giờ mỗi khi nhớ lại cụ vẫn nổi da gà.

Cụ Tưởng thở dài, quay người đi. Đoàn người khiêng áo quan cũng dần xa khuất.

Chẳng lâu sau cụ Tưởng đã tới nhà cụ Bá.May mắn, cụ Vui cũng vừa ghé sang.

Ba cụ ngồi quây quần bên ấm trà nóng, sau dăm, ba câu chuyện xã giao, cụ Tưởng lên tiếng hỏi:

– Tôi hỏi các cụ chuyện này, nếu ai biết thông não giùm tôi cái.

Cụ Bá đặt chén trà xuống bàn:

– Ông cứ hỏi đi, sao hôm nay ông khách sáo với bọn tôi thế?

Cụ Tưởng đi thẳng vào vấn đề:

– Chẳng hay các ông có biết chuyện gì liên quan đến mảnh đất nhà chú Thụ không? Ý tôi muồn hỏi về những chuyện ngày xưa từ thời cha ông nhà chúng ta đó, chứ không phải mấy câu chuyện
được dân làng thêu dệt đồn đại dạo gần đây.

Cụ Vui nói:

– Ngày xưa tôi chỉ nghe ông bà kề lại rằng, để xây dựng lên cây cầu bất tử ở ngoài cổng làng mình thì tổ tiên nhà họ Mai có công góp tiền bạc nhiều nhất. Ngoài tiền mua vật liệu, trả công thợ đến tiền công của các thầy phong thuỷ cũng đều do nhà họ Mai chỉ trả.

Cụ Tưởng chẹp miệng;

– Chuyện đó tôi biết, thế còn chuyện nào khác không? Đến đời chú Thụ cũng được xem là đời cuối nhà họ Mai, bởi chú ây không có con trai, gia đình cũng bỏ mạng hết trong đám cháy.

Cụ Bá ngồi im lặng một lúc, sực nhớ ra một chuyện, cụ Bá nói tiếp lời:

– Tôi còn nghe nói, năm đó vì muồn ghi vang danh vào tấm bia đá ngoài cổng làng thì nhà họ Mai và nhà họ Tô đã xảy ra xích mích với nhau. Cả hai họ năm đó đều thuộc diện khá giả nhất nhì vùng này, nên không ngại bỏ tiền ra làm công quả đổi lại lấy chút danh tiếng sau này cho con cháu nở mày nở mặt. Đến cuối cùng người dân trong làng phải bỏ phiếu, và quyền đầu tư vật chất thuộc về nhà họ Mai.

Cụ Vui nói tiếp:

– Chuyện dân làng chọn nhà họ Mai cũng dễ hiểu thôi mà, vì tổ tiên gốc gác nhà họ Mai là con dân trong làng, còn nhà họ Tô lưu lạc từ nơi khác đến. Chọn người vang danh ghi vào bia đá thì chắc chắn ai cũng chọn người có góc gác trong làng, thay vì chọn kẻ ngoại tộc. Hơn nữa, nhà họ Mai ngày xưa giàu lắm, của nả ăn ba đời không hết, vậy mà chẳng hiểu đến đời chú Thụ lại
nghèo mạt vận.

Cụ Tưởng gật đầu, đồng tình với cách nói của cụ Vui:

– Tôi cũng nghĩ giống ông. Cơ mà các cụ vẫn có câu” Chẳng ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời” đấy còn gì.

Xem ra ngoài những manh mối trên thì các cụ vẫn không khai thác được tin gì mới về những chuyện liên quan đến nhà họ Mai,cũng như mảnh đất nhà chú Thụ.

Lúc này cụ Tưởng lại nhớ đến những lời hôm bữa cụ được Thành Hoàng làng báo mộng, cụ ngẫm nghĩ trong đầu:” Không lẽ phải đợi cao nhân xuất hiện thì mảnh đất này mới trở lại bình yên như xưa”

Trong cùng khoảng thời đó, người dân tập trung rất đông ở dưới con đập nước, nơi có những xác chế.t nổi lềnh phềnh. Bình thường, người chế.t đuối mà bị ngâm thi thể dưới nước quá lâu sẽ bị
cua cá rỉa thịt ăn, nhưng lần này thì khác.

Đàn quạ có tới gần trăm con bu đậu kín trên những cái xác, bọn chúng thi nhau rỉa thịt ăn. Có nhiều xác mảng thịt trên lưng gần như bị quả mỗ ăn sạch, hở ra bộ xương trắng hếu cùng những
mảnh thịt trắng bệch còn sót lại. Cũng có những xác chế.t co quắp nằm ngửa, bị đám quạ rỉa sạch phần thịt trên mặt khiến người thân không thể nhận dạng.

Ông trưởng thôn tiến lên phía trước, chỉ tay xuống ra lệnh:

– Vớt người lên trước đã, sau đó gọi người thân họ tới nhận dạng vậy.

Mất nhiều giờ đồng hồ họ mới vớt được hết xác lên, có nhiều thi thể thịt thà đang phân huỷ thối rữa, cảm nhận như chỉ sơ sảy mạnh tay một chút sẽ khiến các mảng thịt còn lại trên thi thể rã ra, vụn vỡ.

Mười chiếc quan tài được kê ngay ngắn ở trên bờ, kèm theo những tiếng khóc thê lương của người thân càng làm cho bầu không gian trở nên sâu não.

Không một gia đình nào chọn xem giờ tốt để nhập quan, cũng không làm bài bản như nhiều đám ma khác, họ đơn giản chỉ đặt xác vào áo quan rồi dựa vào bộ quân áo trên người họ mặc để nhận
diện người thân.

Sáu nạn nhân được ông chủ buôn gỗ thuê xe tới chở ra khỏi làng, còn lại bốn nạn nhân là người trong thôn sẽ được người thân đưa đi chôn cất.

Ngày diễn ra đám tang, cả làng chẳng ai bảo ai cứ thế kéo nhau lũ lượt đi chia buồn cùng thân quyến nạn nhân đông lắm. Ngày đưa tang họ trời không đổ mưa như cái hôm họ gặp tai nạn trên
cầu, nhưng cũng chẳng có nắng. Tiết trời cứ âm u ảm đạm như lòng người lúc này. Bởi từ lúc vớt thi thể lên thì sắc trời đã lập tức thay đổi, mây đen ở đâu ùn ùn kéo đến che khuất cả ánh nắng mặt trời. Không gian trở nên lạnh lẽo đến dị thường.

Làng lại chìm trong tang thương.

Hôm sau, ông chủ Tô quay lại làng còn dẫn theo một ông thầy pháp. Thoạt nhìn vào mảnh đất nhà lão Thụ, ông thầy buột miệng phán luôn:

– Đất này nặng khí âm quá, ở lâu dài âm thịnh dương suy. Gia chủ không ốm đau bệnh tật liên miên thì cũng yểu mệnh mà chết.

Ông trưởng thôn đứng đó, dò hỏi:

– Ý thầy muốn nói nghĩa là đất có nhiều âm hồn.

Ông thầy pháp:

– Phải! Mà không chỉ bốn vong như lời các ông nói thôi đâu, rất nhiều nữa là đằng khác.

Ai nghe xong cũng giật mình. Ông chủ Tô bèn hỏi:

– Theo thầy, bây giờ ngoài chuyện dựng nhà, xây mô mả ra, thì có cần bóc cốt họ bỏ vào áo quan cho đoàng hoàng trước không? Sau đó chôn lại.

Lúc ấy ông Ngọ bán quan tài cũng vừa đi đên, sẵn lời nói luôn:

– Nếu cần dùng đến áo quan, tôi xin tặng gia đình nhà chú ấy bồn chiếc. Xem như đó là tình làng nghĩa xóm của tôi dành cho người quá cố.

Ông thầy pháp không vội trả lời. Chân rảo bước một mạch vào trong, đảo mắt quan sát bốn phương tám hướng,rồi lại nhìn chăm chăm vào bốn nấm mộ trên nền nhà cũ. Ánh mắt ông ấy đang lim
dim suy nghĩ chuyện gì đó hỗng bừng mở to tròn, song sắc mặt sửng sốt sợ đến đổ mồ hôi hột của ông thầy lại không một ai trông thấy.

Ông thầy khẽ đưa tay áo lên lau mồ hôi, lẩm nhẩm trong miệng:” Người chế.t thì đã chế.t rồi. Oan oan tương báo biết bao giờ mới chấm dứt. Thôi hãy để tôi lập đàn câu siêu cho các vị sớm siêu thoát về miền cực lạc.”

Ông chủ Tô đứng nghe không rõ, lên tiếng hỏi:

– Hả! Thầy vừa mới nói gì tôi nghe chưa rõ.

Ông thầy xua tay:

– Không, không có gì cả.

Sau câu nói là tiếng thở dài.

Cũng trong thời điểm đó, trong khi bác mình đang bận bịu công việc dựng nhà thì bên phía nhà em trai ông ấy bắt đầu sóng gió.

Điền bước ra khỏi phòng với một sắc mặt phờ phạc, đầu tóc rồi bù xù không thèm cắt tỉa chải chuột. Đó là hậu quả anh ta thức đêm suy tính phải làm sao để có được đôi mắt đưa đến điểm hẹn
cho lão hành khất đúng ngày.

Thầy thầy đi vào, Điền chạy tới nắm kéo dí ông ngôi xuống ghế trước sự ngạc nhiên của ông ấy.

– Này! Bay làm cái gì mà mới sáng ra đã lôi lôi kéo kéo thế hử? Còn không đi ăn sáng rồi xuống xem công thợ họ dán hàng hóa có đạt chất lượng chưa?

Điền đảo mắt nhìn xung quanh, rồi nói nhỏ:

– Có chuyện này quan trọng lắm con muốn hỏi thầy.

Ông Luân hỏi:

– Chuyện gì thế? Nếu là chuyện ăn chơi đàn đúm sinh ra nợ nần của bay thì đừng có nói cho tao nghe. Bao nhiêu tuổi đầu rồi vợ con không lấy, làm ăn cũng không ra hồn. Bay xem em trai bay kia kìa, nó ít hơn bay tới bảy tuổi mà công việc tao với bu mày giao cho nó thì nó làm đâu ra đó.

Vẫn là bài ca muôn thuở của thầy mỗi khi trông mặt mình. Bình thường khi thầy thầy la mắng, đem bản thân ra so sánh với thằng em trai là Điền tìm cớ lẻn đi chơi hoặc đi đâu đó cho khỏi phải
nghe những lời mắng nhiếc, so sánh. Song bây giờ hắn có chuyện quan trọng cần hỏi thầy, nên những lời thầy nói khi nãy nó không nghe lọt lỗ tai.

– Thầy cứ bình tĩnh nghe con hỏi trước đã.

Ông Luân chẹp miệng:

– Có chuyện gì nói mau đi.

– Con hỏi thầy nhé, mộ của bà nội chính thức được mai táng ở đâu? Là ở trên mảnh đất gia tiên bên cạnh mộ ông nội hay ở một nơi nào khác trong làng này.

Tự dưng nghe con trai hỏi về mồ mả, lại còn là mộ của bà nội thì ông Luân cảm thấy tò mò lắm, xen lẫn chút ngạc nhiên:

– Đang không bây hỏi mộ bà nội làm gì? Mộ bà nội được an táng bên cạnh mộ ông nội chứ còn ở đâu nữa. Bộ mày không có mắt hả con, năm nào tao cũng đưa bay với thằng Sang đi tảo mộ ông
bà tổ tiên vào mỗi dịp cuối năm còn gì.

Điền nghe những lời khẳng định của thầy không mấy ngạc nhiên, vì hắn nghĩ chắc thầy cũng không biết vụ bác cả âm thầm bốc cốt di dời xương cốt của bà nội, đem lên chôn cất ở trong mảnh đất
công chúa Sơn Trang huyệt.

Nó vỗ đùi đét cái, nhìn thầy nói:

– Nếu con nói với thầy rằng xương cốt của bà nội đã bị người ta âm thầm bóc đi, thì thầy có tin không?

Ông Luân nhìn con trai, mặt tràn đầy vẻ kinh ngạc.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.