Kỳ Án Thôn Đông Quan

Chương 20



Ông đập tay xuống bàn” bốp” cái, gằn giọng quát:

– Mày có bị sảng không con? Trông cái bộ dạng bơ phờ của mày tao nghi lắm. Nói mau, có phải bây dùng sái phiện phải không?

Nói tới đây giọng ông trùng xuống, lầm bầm trong miệng:” Con với chả cái, cả ngày chẳng làm được cái tích sự gì. Thầy bu cho mày ăn học mà không lo học đến nơi đến chốn, dính vào mấy cái
tệ nạn xã hội thì cuộc đời mày xem như bỏ con ạ.” Rồi ông cầm điếu cày vê sợi thuốc nhét vào tẩu, đưa lên miệng kéo dài một hơi.

Điền vẫn quả quyết:

– Thầy không tin thì đi hỏi bác cả xem.

Ông Luân lại mắng con trai:

– Mày thôi được rồi đấy. Xưa nay bác cả mày là người thương bà nội nhất, không có cái lý nào bác ấy lại hành sự như vậy.

Điền khẳng định:

– Con nói thật mà, con được nghe điều này từ miệng lão..lão…

Nó nói chưa hết câu đã bị ông Luân gạt phắt đi:

– Thôi đủ rồi. Xuống bếp xem bu mày lo cơm nước xong chưa dọn lên mà ăn. Hàng hoá đầy ra đấy không lo kiểm tra chúng đi.

Nói xong ông Luân đứng phắt dậy, chẳng hề một chút bận tâm đến lời con trai nói.

Điền nhìn theo bóng thầy, hừ tiếng lảm nhảm một mình:” Thầy không tin thì thôi vậy, là con muốn tốt cho cái gia đình này thôi nhưng thầy lại chẳng xem lời con nói ra gì.” Điền hậm hực đứng dậy đi xuống bếp.

Tối đến, thôn xóm đã lên đèn. Tiếng côn trùng kêu rả rích từ những vườn cây dội đến làm Điền không tài nào ngủ được. Hắn ta lết mông đến sát bên cửa số, ánh mắt nhìn xăm vào khoảng không
trung tối om tối mù, ngẫm nghĩ vẩn vơ về những lời lão hành khất kia nói. Hắn lẩm nhẩm trong miệng:” Phải đi đâu tìm được đôi mắt của người còn sống bây giờ? Cái lão già chết tiệt này thật
biết đầy người ta vào chỗ khó.”

Song hắn không cam tâm phải sống cảnh thua kém người khác, càng không muốn cả đời bị thầy đem ra so sánh với em trai. Nghĩ đến đây, hắn đứng phắt dậy tụt xuống khỏi giường, cầm theo cây đèn pin mở cửa thật khẽ cố không để phát ra tiếng động, rồi lặng lẽ đi ra khỏi nhà.

Tiếng chó sủa trong thôn không làm hắn chùn bước, Điền vẫn phăm phăm rẽ màn đêm mà đi. Đến sườn núi chỗ hôm bữa hắn khựng chân lại, nhìn ngó quan sát xung quanh cảm nhận nơi đây im lặng như tờ.

Hắn cất tiếng gọi:

– Lão già, ông có ở đây không?

Đáp lại lời hắn chỉ là tiếng gió rít nghe buốt tai và tiếng tán lá cây kêu xào xạc. Hắn lại cất tiếng gọi thêm lần nữa:

– Ông có ở đây không? Tôi có chuyện muốn hỏi.

Lời hắn vừa dứt, thình lình một cánh tay khẳng khiu vươn dài ra từ màn đêm đập vào bả vai khiến hắn giật mình nhảy phóc lên:

– Ôi thầy bu ơi, ma..ma..có ma.

– Cậu tìm tôi đó hử? Đã tìm được đôi mắt rồi sao? Khà khà..khà..câu làm việc hiệu quả nhanh hơn tôi tưởng rồi đấy.

Hắn lấy lại bình tĩnh, song nhịp tim vẫn đập thình thịch trong lồng ngực, vì sợ, mà cũng bởi vì hồi hộp.

– Không, tôi chưa tìm ra đôi mắt nên mới chạy tới đây tìm ông.

Lão hành khất cười khà khà, móc ra một gói thuốc chỉ bé bằng hai ngón tay được gấp vuông vắn, giao nó cho Điền và dặn:

– Vậy để tôi giúp cậu. Mang gói thuốc này về dùng cách gì cũng được cho người cậu chỉ điểm lấy đi cặp mắt uống. Chỉ sau một ngày nó sẽ phát huy tác dụng, khi đó cậu sớm thực hiện được
tâm nguyện của mình mà thôi.

Khàả..khà..khà..khà..khà… sau câu nói là một tràng cười ghê rợn. Bỏ lại câu nói đầy ma mị:” Nên nhớ, cậu chỉ còn hai ngày nữa thôi đây nhé. Cơ hội sẽ không đến với cậu lần hai.” Khà khà khà khả khả…à..à..a..a..

Quay qua quay lại Điền đã không còn trông thấy ông lão hành khất kia đâu nữa, chỉ có màn đêm đặc quánh bủa vây xuông, đen kịt.

Bất giác, hắn rùng mình. Bàn tay run rẩy xém chút làm rơi cây đèn pin xuống đất. Phải mất một lúc sau Điền mới lấy lại được bình tĩnh, rồi hắn quay người rời đi.

Ngày thứ hai sửa chữa trên mảnh đất nhà lão Thụ. Ông thầy phong thuỷ đã chọn hướng xong xuôi đâu đấy. Bèn quay lại nói với ông chủ Tô.

– Này ông, tôi có điều này cần nói cho ông biết.

Ông chủ Tô ngoảnh lại, hỏi:

– Thầy cứ nói đi, tôi xin nghe.

– Tôi biết việc làm này xuất phát từ tâm, cơ mà oán khí nơi này nặng lắm đấy nhé, sau khi hoàn tất vẫn phải làm thêm một việc này thì mới mong mọi chuyện lắng xuống.

Ông trưởng thôn và ông chủ Tô cả hai nhìn nhau, rồi lại quay sang nhìn ông thầy pháp, tò mò hỏi ông ấy:

– Thầy nói xem, chúng tôi cần phải làm gì bước tiếp theo.

Ông thầy trả lời:

– Vào ngày giỗ hằng năm của gia đình họ, hãy chung tay sắm lễ cùng nhau làm đám giỗ. Ngoài bốn mâm cúng ra thì cần chuẩn bị thêm hai chum rượu ngon, phải là loại rượu hảo hạng đến từ Vân. Mâm cơm cúng ngoài cơm canh ra thì không thể thiếu thịt gà và xôi.

Ông chủ Tô nghe xong mỉm cười đáp:

– Ô! Tôi tưởng phải 50 mươi chum rượu mới làm khó được chúng tôi chứ thầy, có hai chum và bốn mâm cỗ giỗ thôi thì cá nhân tôi lo toan được.

Ông thầy pháp giơ tay, lắc đầu:

– Không, ý tôi không phải nói về khả năng kinh tế cũng như tiền bạc. Song bởi mảnh đất này đang bị lời nguyền gieo rắc xuống toàn bộ ngôi làng thì khi làm đám giỗ cho gia đình họ cần có sự
chung tay góp sức của cả làng. Đóng góp ít hay nhiều do tùy tâm và do gia cảnh mà đóng, nhưng bắt buộc phải có.

Ngày làm đám giỗ mỗi nhà một người, chuẩn bị mọi thứ đưa tới đây nấu nướng, tuyệt đôi không mang đồ nấu sẵn tới.

Ông trưởng thôn ngạc nhiên hỏi:

– Ô! Vì sao không được gánh cỗ tới cúng hả thầy? Tôi thì nghĩ nấu nướng ở ngoài đình rồi cho người gánh tới đây cúng sẽ tiện hơn. Ngoài đó không chỉ có bếp, mà chén, bát, nồi niêu xoong chảo của các cụ sắm đủ cả không thiếu thứ gì.

Ông chủ Tô gật đầu, nói tiếp lời:

– Tôi thấy bác trưởng thôn nói cũng đúng, hay là chúng tôi nấu xong gánh mâm cơm tới đây làm đám giỗ.

Ông thầy pháp lắc đầu:

– Không được. Khi đặt chân tới mảnh đất này tôi cảm nhận được oán khí nơi này rất mạnh. Không chỉ trong mảnh đất có vong mà ngay cả bên ngoài đường kia hồn ma bóng quế cũng đầy kia kìa.
Chỉ cần gánh thức ăn qua đó, mùi thơm của thức ăn sẽ kích thích sự đói khát trong họ. Như vậy trước khi các vị gánh mâm thức ăn vào nhà cúng đã bị họ xơi trước rồi. Lễ như vậy, gia chủ nào muốn nhận.

Nghe xong họ đã hiểu ra vì sao ông thầy lại bảo họ mang đồ sống tới đây nấu nước thay vì gánh mâm cúng đã được chuẩn bị sẵn đưa tới cúng. Ông thầy nhìn ra gốc cây me bị cưa chặt, cành nhánh vẫn còn vương vãi khắp mặt đất chưa được dọn dẹp, thở dài lắc đầu nghĩ thầm:

“ Cây cổ thụ trồng lâu năm mang nhiều khí âm mà cũng dám chặt hạ. Đáng lẽ phải mời thầy về lập đàn cúng kíếng xong xuôi đâu đấy muốn chặt thì chặt chứ. Tự dưng mang cưa tới chặt ngang xương, bọn họ không còn nơi trú ngụ đem lòng căm phẩn chả quay về vật cho mạt vận chứ đùa.”

Tuy nhiên ông ấy không nói điều này cho ông chủ Tô, hay cho ông trưởng thôn biết. Chỉ lẩm nhẩm trong đầu vậy thôi.

Xẩm tối, bữa cơm cuối ngày đầy đủ thịt cá được dọn sẵn trên hiên. Điền vừa đi đâu về ngửi thấy mùi thơm của thức ăn làm cái bụng đang đói cồn cào ruột gan của anh ta sôi lên ục ục.

Điền vừa đặt mông ngồi xuống, ngồi chưa kịp nóng chỗ đã nghe tiếng quát từ đằng sau của bu:

– Thầy con với thằng Sang còn chưa về, ăn gì mà ăn. Cả ngày không lo làm việc, cũng chẳng phụ giúp được công việc làm ăn của gia đình, hễ ăn uống thì nhanh lắm. Bây đi tắm gội trước đi, đợi thầy với em về rồi cùng nhau ăn chứ.

Điền bực bội đập đôi đũa trên tay xuống mâm, liếc nhìn bu băng ánh mắt hằn học. Anh ta cũng không hiểu vì sao cùng là con trai do thầy bu sinh ra nhưng thầy bu chỉ hết mực thương yêu em t rai còn mình lại luôn ghẻ lạnh. Không phải bây giờ thầy bu mới phân biệt đôi xử, mà ngay từ lúc Điền có ý thức đã cảm nhận được sự thờ ơ của thầy bu đối với mình.

Đối với một kẻ bụng dạ hẹp hòi như Điền, đó là sự bất công, một sự bất công đã biến thành nỗi oán hận trong đầu hắn.

Cũng vì những lời bu vừa nói chính là mồi lửa châm vào ngòi nổ trong lòng Điền lúc này. Ban đầu hắn còn thương bu, không nỡ ra tay với bà ấy, vì dù sao bà ấy cũng là người sinh ra và nuôi
nấng mình thành người. Mặc dù hắn biết đó là người hợp nhất lấy đi đôi mắt.

Bây giờ sự lương thiện trong con người Điền đã hoàn toàn mất đi. Điền đứng dậy đi vào nhà, rót một bát nước trà ấm rồi đổ cả gói thuốc được lão hành khất đưa cho, dùng ngón tay nhúng vào bát trà khoấy cho tan, rồi hắn bưng bát nước trà lên ngang mặt, nhìn chăm chú vào nó bỗng nở ra một nụ cười tàn ác.

Hắn nghĩ:” Nếu bu đã không thương con, luôn đôi thầy với thằng Sang trên đầu để tôn sùng, thì hà cớ gì con phải nhịn nhục. Bu có kết cục ngày hôm nay cũng là do bu gây ra, bu đừng trách con, nếu có trách, bu hãy trách bản thân mình luôn đối xử bất công.”

Hữưm!

Điền đi vòng xuống bếp, tiến tới sát bên cạnh bu đặt bát nước trà xuống kệ, đứng từ đằng sau vòng tay qua thắt eo ôm châm lấy cơ thể nhỏ bé của bu, cười hề hề buông lời nịnh nọt.

– Ai bảo thức ăn do bu nấu ngon quá làm con thèm nhỏ dãi. Chứ thử người khác nấu xem còn thèm vào ăn.” He..he..he..

Bà ấy mắng yêu con:

– Tiên sư bố nhà anh, bao nhiêu tuổi đầu rồi mà còn chơi trò nịnh bu.

Nhân cơ hội mềm lòng của bu, hắn buông tay ra khỏi thắt eo rồi nhấc bát trà lên dúi vào tay bà ấy:

– Bu uống miếng nước cho ấm bụng rồi làm tiếp. Tội bu con quá, vất vả cả ngày còn phải lo chuyện bếp núc.

Bà Ngọc ngoảnh lại nhận bát nước trên tay con trai, dí một cái vào trán, nhắc khéo:

– Còn không phải tại anh hay sao. Nếu anh chịu lấy vợ sớm thì thân già này đã bớt cực khổ rồi. Bay xem, có ưng đám nào cứ nói với thầy bu, thầy bu nhờ bà mai sang nhà người ta đánh tiếng cho.

Điền không để tâm đến lời bu nói, chạm vào bát nước trà khẽ đẩy lên, hối bu:

– Con biết rồi, con biết rồi mà bu cứ hối thúc mãi không thấy mệt hả bu. Thôi bu cứ uống nước trước đi, rồi nghỉ ngơi để đó con làm tiếp cho.

Tự dưng thấy con trai đổi tính đổi nết bà Ngọc cảm thầy con trai đã ngày một trưởng thành, điều đó có nghĩa ngày tháng sau này ông bà không phải rầy la nó nữa. Có cha mẹ nào mà không
thương con, la mắng nó cũng chỉ mong nó sống tốt lên mà thôi.

Bà Ngọc đưa bát nước trà lên miệng nhấp một hớp, mỉm cười nhìn Điền. Hắn lôi bu sang một bên, dí cả người bà ngồi xuống chiếc ghế đẩu trong bếp, rồi vòng ra sau, xoa vai, bá cổ, thì thầm xu nịnh:

– Thầy bu cứ yên tâm, tháng sau con quyết tâm tu chí làm ăn để ngày tháng sau này thầy bu đỡ vất vả.

Bà Ngọc nghe xong cảm thầy vui vẻ lắm, nghĩ cuối cùng Điền đã hiểu ra nỗi trăn trở trong lòng cha mẹ. Còn Điền, hắn liếc đôi mắt tàn ác xuống bát nước trà trên tay bu, trong đầu thầm nghĩ:” Bà nói nhiều quá đấy bà già, còn không mau uống hết nó đi.” Nhưng rất nhanh sau đó sắc mặt Điền hài hòa trở lại. Điền lần nữa khẽ nâng bát nước trà, thúc giục bu:

– Bu uống nước đi cho mát. Để công việc dở dang đó con làm cho.

Bà Ngọc không chút nghi ngờ cứ thế uống cạn bát nước trà, vì nghĩ đó là tấm lòng của con trai. Uống xong, bà Ngọc đứng dậy, Điền vội hỏi:” Bu đi đâu đây?”

Bà Ngọc lườm yêu con trai, đi đến chỗ cái nồi cũ kỹ được đậy lại băng một cái rổ, bà lật cái rổ ra, nhấc thứ bà cất bên trong xoong ra rồi đi đến đặt nó xuống trước mặt Điền.

Điền nhìn chăm chăm vào nó, há hốc miệng ngạc nhiên quá đỗi.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.