Kỳ Án Thôn Đông Quan

Chương 29



Ông chủ Tô từ từ bước vào, theo sau lưng ông ấy chính là ông thầy pháp được ông chủ Tô mời đến xây nhà. Câu nói khi nãy cũng không phải của ông chủ Tô mà được thốt ra từ miệng ông
thầy pháp.

Ông chủ Tô tiến đến, nói với mọi người:

– Tôi tin lời thầy ấy nói, bởi người là do tôi mời đến. Có thể mọi người cho rằng tôi mê tín, nhưng mọi người nghĩ mà xem, vì sao trước khi mất ông thầy cúng trong làng lại dặn tôi phải xây dựng lại căn nhà mới trên mảnh đất nhà chú Thụ. Danh tiếng của ông thầy cúng không phải mọi người không biết, lời ông ấy nói ra chắc chắn có lý do. Xâu chuỗi những chuyện không may xảy ra trong thôn dạo gần đây và nhiêu cái chế.t bất thường liên tiếp ập đến khiến ai nấy đều hoang mang tột độ, làm mọi người không tin cũng không được.

Mọi người nhìn nhau, bàn tán ồn ào hỏi:

– Vậy bây giờ chúng ta nên xử lý sao với thi thể thằng Quất?

– Ông hỏi đúng ý tôi muồn hỏi, chẳng nhẽ để mặc nó thì thấy tội cho nó quá.

Ông trưởng thôn một lúc sau lên tiếng:

– Tôi thì nghĩ thế này, hay là chúng ta đảo huyệt bên cạnh mộ thím Báu, cùng nhau chôn cất thằng Quất cạnh mộ bu nó. Có mẹ có con ở cạnh nhau, người ở dưới suối vàng cũng sẽ yên lòng
miền cực lạc.

Mặc dù trong lòng mỗi người vẫn còn nhiều điều thắc mắc về những cái chếê.t ly kỳ xảy ra trong thôn dạo gần đây và rất cần một lời giải đáp, song hễ ai đó muốn hỏi, cứ lời ra đến miệng rồi lại thôi.

Ông thầy pháp lên tiếng trấn an:

– Nhà làm cũng sắp xong rôi, từ nay cho tới lúc nhập trạch thì tôi khuyên bà con không nên đi ra ngoài vào ban đêm.

Một người buột miệng hỏi:

– Tôi tưởng nhà chú Thụ ở đó sẵn rồi chứ, từ nơi khác chuyển vào mới phải làm lễ nhập trạch?

Ông thầy xua tay:

– Nhập trạch ở đây không phải cho người vào ở, mà ý tôi muốn nói nhập trạch cho vong. Tôi không dám giải thích chi nhiều vì có những chuyện mọi người biết ít sẽ được an toàn cho bản thân.

Mọi người nhìn nhau, song không một ai dám lên tiếng hỏi nữa. Ông thầy pháp kéo hai người là ông chủ Tô và ông trưởng thôn tách ra khỏi đám đông, nhỏ giọng nói:

– Tôi e làng này bị trùng tang trong lời nguyền rồi đấy. Sức mình tôi không đủ trấn áp bọn chúng trong thời gian dài. Nhưng tôi sẽ cố trấn yếm mảnh đất đó ngay sau khi nhập trạch cho
vong. Quy tụ bọn chúng vào một chỗ, bày binh bố trận xong mới có thể trấn hồn.

Ông trưởng thôn thắc mắc hỏi:

– Thầy nói trùng tang trong lời nguyền là sao, tôi nghe vẫn chưa hiểu lắm.

Ông thầy giải thích:

– Nói cặn kẽ thì tốn không ít thời gian, tôi chỉ có thể giải thích qua cho hai vị hiểu, làng bị trùng tang bởi một lời nguyền, cứ vào nửa đêm canh ba sẽ có người chế.t, đó gọi là Độc Tam Canh ( trúng độc canh ba ). Hai người nghĩ xem, đã có mấy nạn nhân chế.t vào giờ đó?

Ông chủ Tô và ông trưởng thôn hai người nhìn nhau, rồi quay sang nhìn ông thầy pháp. Một lúc sau ông trưởng thôn lẩm nhẩm trong miệng, gật gù nói:

– Đầu tiên có thằng Mùi, tiếp theo đến lượt thím Báu, sau đó đến lượt thăng Quất. Mà tôi cũng không dám chắc thăng Quất có mất vào canh ba hay không.

Ông thầy pháp lắc đầu, xua tay khẳng định:

– Không, tôi trông thấy rõ có tới năm người chê.t vào canh ba, chứ không phải ba mạng như lời ông trưởng thôn vừa nói.

Khi đó ông chủ Tô ngước lên nói tiếp lời:

– Đúng rồi, là năm người. Ngoài ba người bác trưởng thôn vừa kể ra thì còn hai người nữa là em dâu tôi và ông thầy cúng. Họ cũng được người thân xác nhận mất vào giờ đó.

Ông thầy pháp:

– Bởi tôi mới nói, muồn hoá giải cặn kẽ chuyện này phải tìm ra nguyên nhân. Cũng như muốn tháo được chuông phải tìm người buộc chuông, các vị tìm được ra ai là người đầu tiên đặt
chân vào mảnh đất này sau khi cháy? Từ đó có thể hỏi họ, có làm máu trên cơ thể nhiễu xuống mảnh đất này không?

Một lần nữa ông chủ Tô và ông trưởng thôn lại nhìn nhau. Họ quả thực không biết ai lại to gan đến nỗi dám đặt chân vào mảnh đất này sau khi cả nhà ông Thụ thiêu cháy.

Hàn thì khác, cậu đứng cách chỗ ba người không xa, ấn nấp sau bụi cây dại, lắng nghe cuộc trò chuyện giữa ba người nãy giờ, và khi nghe ông thầy pháp nhắc tới máu trên người chảy xuống mảnh đất, Hàn nhớ ngay tới lời nói của lão hành khất và thằng Quất.

Chính máu của thằng Quất nhiễu xuống từ vết thương ở chân nó hôm ba đứa rủ nhau đi hôi của trong đám cháy nhà lão Thụ. Đã chẳng mót được gì, lại còn gây ra họa lớn khiến không chỉ hai
đứa mất mạng mà còn khiến bao nhiêu người khác trong thôn gặp hoạ.

Giờ ngẫm lại Hàn thầy hồi hận, cũng là vì anh ta sợ thầy sẽ biết việc mình làm lén lút sau lưng. Nhưng không rõ má.u của thằng Quất nhiễu xuống mảnh đất thì sao, chẳng nhẽ khi máu nó nhiễu xuống lại vô tình đánh thức những thứ đáng sợ trong mảnh đất là lão Thụ trỗi dậy, y như lời lão hành khất phán trước đó.

Cậu còn nhớ rõ biểu cảm, thái độ cũng như sắc mặt của lão hành khất khi ấy. Lo lắng có, giận dữ có, căm phẫn cũng có và tàn ác ẩn sâu trong đôi mắt, tới đây Hàn lại đứng cố gắng lắng nghe về cuộ trò chuyện.

Ông trưởng thôn tiếp lời:

– Quả thực tôi không biết ai từng đặt chân vào mảnh đất đó sau vụ cháy nữa. Mà nếu có thì tôi nghĩ là do người từ nơi khác đến mới dám vào mà thôi. Còn người dân trong thôn Đông Quan này có ai mà không biết hoàn cảnh nhà chú Thụ khi ấy, và vấn đề con bé Mị gặp phải. Cái Mị bị bệnh nặng lắm, một căn bệnh quái lạ, cứ đến 6h chiều nó la hét thất thanh rồi khóc lóc đau khổ với một cơ thể lở loét không còn nguyên vẹn. Mọi người đồn rằng cái Mị bị bệnh truyền nhiễm nên chẳng ai dám tới, hay thậm chí đi ngang qua đây cũng chẳng ai dám đi nữa là.

Ông thầy pháp im lặng trong giây lát, rồi ngoảnh lại nói với hai người:

– Sau này nếu tôi không còn cơ hội quay trở lại đây, thì các vị nên nhớ, máu đồng nam nhiễu xuống mảnh đất chính là chìa khóa mở cửa ma giới trên mảnh đất đó, và muốn trấn yểm đóng
cửa ma giới thêm một lần nữa phải dùng máu của trinh nữ mang mệnh thuần âm.

Chỉ vài câu xem chừng điềm nhiên bình lặng, nhưng ông chủ TÔ nghe mà trong lòng cuộn sóng đến mấy lần. Phải chăng đó cũng là lời chia xa và cũng là lời cảnh báo nhắc nhở.

Ông chủ Tô hỏi:

– Thầy ổn chứ?

Ông thầy pháp trả lời:

– Hiện tại thì tôi vẫn ổn, còn sau này phải xem ý trời vậy. Nhưng ông chủ Tô yên tâm, tôi vẫn còn ở đây nghĩa là vẫn có gắng giúp dân làng lo xong việc.

Ông trưởng thôn thắc mắc:

– Vậy khi tìm được má.u trinh nữ mang mệnh thuân âm thì chúng tôi phải làm gì.

Ông thây xua tay, vừa quay người đi vừa đáp:

– Các vị sẽ không tìm thấy người đó đâu, hay nói cách khác dù người ấy có đứng sờ sờ ngay trước mặt các vị, thì cũng chẳng ai nhận ra đó là trinh nữ mang mệnh thuần âm. Trừ khi người
đó xuất hiện.

Nói đến đây ông thầy pháp đột ngột khựng chân lại, đứng lặng thinh ngẫm nghĩ trong giây lát, dường như ông ấy sực nhớ ra chuyện gì đó, bèn quay lại nói:

– Trong quẻ bói của tôi thì ba năm nữa ắt sẽ có vị cao nhân ghé qua làng, lúc ấy vạn sự tuỳ duyên, đủ duyên sẽ giúp, còn không đủ duyên xem như làng này khó mà tránh được họa diệt
vong.

Sau câu nói là tiếng thở dài của ông thầy pháp. Ông chủ Tô và ông trưởng thôn lẽo đẽo đi theo ngay phía sau.

Hàn ngôi thụp xuống đất, đầu óc cậu rồi tung, vừa nghĩ đến cô gái mang mệnh thuần âm vừa nhớ tới lời lão hành khất dặn, Hàn lại tự hỏi họ có sợi dây nào liên kết với nhau không.

Đang mái suy nghĩ miên man, bỗng tiếng nói của ông thầy pháp từ trong sân vọng ra mới kéo Hàn về thực tại:

– Những người đã mất vào canh ba, thì tuyệt đối người thân không được bốc mộ dời cốt. Tránh hậu hoạ không may ập đến. Tôi có lòng tốt nhắc nhở bà con vậy thôi, còn tin hay không
tùy mọi người, chứ trong chuyện này tôi chẳng hề được lợi lộc gì.

Nói xong ông ấy chắp tay sau mông, tướng khoan thai bước di. Ông chủ Tô trước khi ra về cũng dặn dò mọi người:

– Đằng nào cậu Quất cũng gặp phải chuyện không may rồi, thôi thì nhà ai có công xin giúp công, nhà ai có điều kiện xin chung tay góp chút ít vật chất, mua cho cậu ây chiếc áo quan rồi làm một đám ma đơn giản đưa tiễn cậu Quất về nơi chín suôi. Nghĩa tử là nghĩa tận bà con cô bác nhỉ.

Mọi người tán thành cách nghĩ của ông chủ Tô, thế nhưng người dân trong làng cũng chẳng mấy ai được khá giả. Nghe xong tâm ý của mọi người, ông chủ Tô hứa sẽ bỏ tiên ra mua áo quan,
làm vài mâm cúng cho người khất được âm lòng. Ai có gì góp nấy, bởi mọi người trong thôn đều hiểu rõ hoàn cảnh của nhau.

Sau hôm đám ma của thằng Quất, các bô lão có cuộc gặp mặt cùng một số bà con trong làng ở tại nhà ông trưởng thôn.

Cụ Tưởng nhấp xong ngụm trà, trầm giọng kể:

– Trước cái hôm bác trưởng thôn chặt hạ cây, tôi đã được thành hoàng làng báo mộng đây. Người bảo, mảnh đất này hết duyên với người rồi nên người quay về trời. Muốn hoá giải tai hoạ thì hãy giữ chân người hành khất. Nhưng biết đi đâu tìm vị cao nhân ấy bây giờ. Haizzz.

Nói xong cụ Tưởng thở dài.

Hàn chăm chú lắng nghe, thậm chí cậu còn không dám thở mạnh chỉ sợ mình bỏ sót một câu nói nào đó từ miệng cụ Tưởng thốt ra. Ba từ” Người hành khất” lần nữa loé lên trong tâm trí cậu.
Hàn tự hỏi trong đâu:” Liệu người hành khất mà cụ Tưởng nhắc tới đó có phải là lão hành khất mình đã gặp? Nhưng nếu là lão hành khất ấy thì tại sao ông ta không nhắc đến chuyện giải
hạn cho dân làng, mà chỉ chăm chú vào cách thay đổi phúc khí từ một người này sang cho người khác.” Nghĩ đến đây Hàn vẫn thấy lão hành khất không có sự lương thiện, không giống tẹo
nào so với vị hành khất trong câu chuyện mà cụ Tưởng kể.”

Lúc đó, Hàn tự nhủ với bản thân:” Thôi kệ, là ai đi chẳng nữa, có phải ông ta chính là vị hành khất trong câu nói của cụ Tưởng hay không thì mình cũng mặc kệ. Đời người sống được có
bao lâu, nêu cơ hội đến mà không biết nắm bắt thì khó có cơ hội đến với mình lần nữa. Nghĩ đến đây, hay nói đúng hơn là nghĩ đến lợi ích của bản thân, Hàn đã quyết định giữ im lặng.

Ngoài hiên, giọng ông trưởng thôn vang lên:

– Tôi cũng không muốn chặt hạ cây đi đâu các cụ ạ. Chỉ là cái cây đó bị chết yểu, nếu không chặt đi thì há chẳng phải đó là điềm xấu. Theo phong thuỷ, trong đất mà có cây cổ thụ hay
cây trồng lâu năm chết, héo úa, thì nên chặt nó đi. Bởi nó tượng trưng cho điều không hay.

Lời ông trưởng thôn nói cũng có lý, suốt cả buổi gặp hôm ấy cũng chẳng ai nhắc tới vụ chặt cây me cổ thụ trước công đình làng nữa, dường như ai cũng ngầm chấp nhận vụ chặt cây của ông trưởng thôn. Dĩ nhiên có đôi ba người vẫn thấy tiếc cho gốc cây me bởi đó là cả tuổi thơ của họ, chẳng qua họ không nói ra mà thôi.

Đợi mọi người về hết, ông trưởng thôn ngoắc Hàn lại và hỏi:

– Hàn, lại đây thầy bảo.

Hàn bước ra, ngôi xuống trước mặt thầy:

– Dạ, thầy bảo gì con.

– Thế chuyện công việc ở nhà ông chủ Tô đến đâu rồi. Ông ấy có nhắn khi nào qua làm việc không?

Hàn đáp:

– Dạ, bác ấy bảo hôm nào rảnh thì sang cũng được hết. Đáng nhẽ con qua xưởng gốm làm việc rồi đấy chứ. Nhưng mà bận bịu lo toan đám ma cho thằng Quất thành ra con xin khất lại.

Đúng lúc bà vợ ông trưởng thôn bưng rổ khoai lang luộc lên, bà đặt rổ khoai vừa luộc xong còn nóng hổi xuống chiếu, nói với hai cha con ông trưởng thôn.

– Mình này, sẵn có hai thầy con ở đây tôi muốn nói chuyện này. Nghe bà mai mách, làng kế bên có cô gái hiền dịu, chăm ngoan hợp với thằng Hàn nhà chúng ta đấy. Ông với thằng Hàn xem liệu có được không thì tôi nhờ bà mai qua đánh tiếng xem sao.

Ông trưởng thôn vừa bóc củ khoai vừa trả lời:

– Ờ thì tuỳ bà, chăm ngoan chịu thương chịu khó thì còn gì bằng. Thằng Hàn nhà mình cũng có công danh sự nghiệp gì đâu mà kén với chả chọn.

Hai ông bà còn chưa kịp nói thêm câu nào, Hàn đã đứng phắt dậy, vội vàng nói:

– Không, con không đồng ý đâu đấy thầy bu nhé. Việc gì con cũng nghe theo lời thầy bu, nhưng chuyện lấy vợ là hạnh phúc của cả đời con, thầy bu phải đề con tự lựa chọn chứ.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.