Kỳ Án Thôn Đông Quan

Chương 4



Đám người của ông trưởng thôn hậm hực kéo nhau về. Họ không vội về nhà mình mà đi thẳng đến nhà văn hoá trong thôn để họp.

Mấy cụ cao niên trong làng vẫn còn ngồi đó đợi họ quay lại xem kết quả, khi trông thấy bộ dạng không vui của mọi người thì phần nào cũng đoán ra được kết quả.

Một cụ ông thở dài, nói:

– Tôi thấy việc đuổi cái Mị ra khỏi làng là trái với đạo lý, cũng tội nghiệp con bé. Phận con gái lại mang trong mình bệnh tật như thế, nếu ra ngoài sống không có người thân bên cạnh chăm sóc thì biết bấu víu nương tựa vào ai?

Một cụ khác chẹp miệng, tiếp lời:

– Dù sao từ đời tổ tông nhà chú Thụ đã là con dân của làng này, làm như vậy cạn tình cảm quá. Còn về cái phần cái Mị, chúng ta khuyên người thân nhắc nhở nó đừng chạy vào làng, tránh lây nhiễm bệnh cho người khác cũng được mà.

Lời ông cụ vừa dứt, lão Cổn lác rẽ đám đông nhích lên phía trước, to miệng phản đối:

– Tôi không đồng ý. Các cụ và mọi người nghĩ mà xem, làng mình nói rộng không rộng, bảo bé cũng chẳng bé, một khi phát ra dịch bệnh truyền nhiễm thì tất cả tính mạng của dân trong thôn đều bị đe doạ. Các ông không lo lắng cho bọn trẻ, nhưng tôi lo, bởi chúng nó là thế hệ mai sau tiếp bước chúng ta.

Một người hỏi:

– Vậy ý của chú là gì, nói thẳng ra đi.

Lão Cổn lác giọng quả quyết:

– Theo tôi, người bị đuổi ra khỏi làng không chỉ là mình cái Mị, mà ngay cả người thân của nó cũng phải khăn gói đi ra khỏi ngôi làng này. Những người tiếp xúc với người bệnh thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.

Ông trưởng thôn trầm ngâm một lúc, mãi lúc sau mới lên tiếng phá tan bầu không gian căng thẳng:

– Tôi cũng không lỡ ép họ phải bỏ làng mà đi, cơ mà nhìn vào tình hình trước mắt thì quả thực bệnh tình của Mị chính là mối đe dọa diệt vong lớn nhất có thể xảy ra ở làng mình bất cứ khi nào.

Lời của ông trưởng thôn vừa nói xong thì tiếng đồng thanh của mọi người hô lớn:” Phải đấy, phải đấy…để họ khăn gói ra khỏi làng mới mong dập được đại dịch này.” Các cụ cao niên trong làng nghe thấy biểu quyết của mọi người cũng chẳng biết làm gì hơn.

Một người nói:

– Lời của ông trưởng thôn đã quyết thì chúng tôi dù muốn cũng không thể thay đổi. Nhưng tôi có ý này, nhà chú Thụ cũng chả phải giàu có gì cho đặng, thôi thì người dân trong thôn mỗi người đóng góp một chút tiền bạc làm lộ phí cho gia đình chú ấy đi tới nơi khác sinh sống. Bà con thấy ý tôi thế nào?

Khi đó lão Thính lên tiếng chen ngang:

– Cụ nói quyên góp là quyên góp kiểu gì bây giờ trong khi nhà nào trong thôn cũng nghèo khổ. Theo tôi, nếu gia đình ông Thụ ông tự động rời đi thì phải cưỡng chế theo luật làng.

Đa số người trong đám đông đều tỏ thái độ ích kỷ, ủng hộ và đồng tình với cách nói của lão Thính.

Một cụ cao tuổi đứng dậy, thở dài:

– Chúng ta về thôi các cụ. Lớp trẻ bây giờ chúng nó có xem trọng lời mình nói nữa đâu, mang tiếng gọi ra đây họp hành xin ý kiến, nhưng lời chúng ta nói họ nào nghe lọt lỗ tai.

Vài, ba, cụ đứng dậy bước về theo. Biết các cụ giận, ông trưởng thôn chạy theo nào nỉ các cụ ở lại họp cho xong nhưng các cụ đã nản, trước khi đi còn buông một câu khiến họ phải im lặng suy nghĩ:

– Chúng tôi già rồi, sức không khoẻ như các anh, não không sáng suốt như lớp trẻ, thôi thì làm gì tuỳ các anh. Song nên nhớ, làng được xây dựng vững mạnh như ngày hôm nay thì công đóng góp của tổ tiên nhà chú Thụ không hề nhỏ đâu đấy nhé. Lớp trẻ các cậu không xem trọng việc đó, còn lớp già như chúng tôi thì luôn ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

“ Hừm..m..!!!”

Nói xong, cụ phẩy tay áo tức giận bỏ đi.

Một cụ khác cũng quay lại nói:

– Làm gì thì làm, đừng dồn con người ta vào tận chân tường, như vậy mới mong tích được chút đức để lại cho đời con cháu mai sau.

Lần phản đối đuổi gia đình nhà lão Thụ đi gồm có 3 cụ cao tuổi trong thôn, đó là cụ Tưởng, cụ Bá và cụ Vui.

Chiều hôm ấy, cụ Bá chống gậy đến trước cổng nhà lão Thụ thì dừng lại, đứng bên ngoài cổng gọi với vào:

– Chú Thụ, chú Thụ ơi. Tôi, Bá đây!

Lão Thụ trong nhà hé cánh cửa sổ ghé mắt nhìn ra, thấy người đến là cụ Bá đức cao vọng trọng và là người có tiếng nhất trong thôn, nên cũng đã đoán ra ý cụ muốn đến đây là vì chuyện của con gái mình.

Lão Thụ bên trong nói vọng ra:

– Cụ về đi, nhà tôi không đưa cái Mị đi đâu hết. Đây là mảnh đất tổ tiên nhà chúng tôi để lại, cớ sao chỉ qua lời nói của mấy người bắt chúng tôi rời bỏ quê hương của mình là chúng tôi phải đi.

Cụ Bá điềm tĩnh, giải thích:

– Không phải tôi đến đây khuyên chú đuổi cái Mị đi, mà đến vì chuyện khác.

Khi đó lão Thụ mới mềm lòng, lại được vợ đồng viên ra mở cửa lão Thụ cuối cũng miễn cưỡng đẩy cánh cửa bước ra. Lão chầm chậm tiến ra cổng, đứng bên trong cách chỗ cụ Bá một khúc rồi dừng lại, nhìn cụ Bá bằng ánh mắt buồn bã, cất tiếng:

– Nếu là chuyện về cái Mị nhà tôi, thì mong cụ về cho.

Cụ Bá tiến lên thêm vài bước, treo cái túi vải màu nâu cũ sờn lên cổng, rồi bảo:

– Đây là tiền dưỡng già của tôi, cụ Tưởng và cụ Vui, cô chú cứ giữ lấy mà phòng thân. Ba chúng tôi trong cuộc họp đã ra sức phản đối chuyện mọi người đuổi cô Mị đi, nhưng mà sức chúng tôi không thể thay đổi được quyết định của số đông. Thời gian tới tôi biết nhà cô chú còn gặp nhiều chông gai vất vả, nếu chẳng may có chuyện gì không hay xảy ra, thì có ít tiền này mang đi để phòng thân cũng đỡ được ít ngày mua thức ăn.

Lão Thụ nghe xong bật khóc. Lão run rẩy ngồi thụp xuống than vãn:

– Sao mọi chuyện lại đổ hết lên đầu gia đình tôi vậy hả cụ? Con gái tôi nó nào có tội tình kia chứ? Còn bọn họ, bọn chúng mới là quỷ đội lốt người, họ không phải con người nữa. Đã làm con người thì không ai vô tình máu lạnh như vậy.

Cụ Bá thở dài, khuyên:

– Mọi chuyện cũng đã xảy ra rồi chú Thụ ạ, tôi tin gia đình chú sớm vượt qua kiếp nạn này mà thôi.

Nói đến đây cụ Bá thấy trong người không được khoẻ bèn chào lão Thụ rồi về nhà.

Cụ Bá vừa đi khỏi, tiếng gào thét trong tuyệt vọng đau đớn của Mị lại vang lên. Mị cào cấu vào da thịt đến rách bươm rướm máu bị giòi bọ gặm nhấm lòng bà Ngát đau như cắt.

Sa đứng bên cũng gào thét theo cơn đau của chị:

– Chị ơi…em ước gì người bị bệnh là em để chị và cháu em không phải chịu thêm đau đớn.

Mị ứa nước mắt, thịt bên hai hốc mũi bắt đầu bị giòi làm cho hoại tử, từng mảng thịt dần biến mất thay vào đó những mụn mủ đọc to đùng. Trông Mị không khác nào một xác sống.

Mị gào lên, van xin:

– Bu ơi, giế.t con đi. Xin thầy bu giế.t chế.t con đi. Con đau lắm, con chịu không nổi nữa thầy bu à.

Khi đó Mị bị thầy bu trói chân tay để cô không tự làm mình tổn thương. Nhìn con gái đau đớn, cơ thể dần bị giòi bọ huỷ hoại ngay trước mắt mà không thể làm gì càng làm cho con, bà Ngát càng dằn vặt và tự trách bản thân mình nhiều hơn.

Lão Thụ đứng bên kia cũng đau lòng không kém, lão rưng rưng nước mắt sụt sùi khóc, từ khi Mị phát bệnh lão bỏ hẳn tật nhậu nhẹt, ngay cả cơm nước cũng chẳng thiết ăn.

Hơn ba mươi phút trôi qua, cơ thể Mị lịm đi do kiệt sức. Bà Ngát và Sa vội vàng chạy đến cởi trói cho Mị, còn cẩn thận đặt cái thau xuống đất, dùng nhíp gắp giòi từ vết thương ra. Nhiều lần nhìn thau giòi bò ngo ngoe khiến Sa muốn nôn ra ngoài, song nghĩ đến người chị đang đau đớn vì bị bệnh tật hành xác, Sa lại cố bình tĩnh lấy lại tinh thần, ở lại đó gắp giòi phụ mẹ, rửa vết thương cho chị Mị đến khi nào xong mới thôi.

Buổi tối, lão Thụ đang ngồi uống nước trên bàn thì bỗng có đứa nào đó ném đá vào nhà mình. Lão chạy ra cửa, chửi đổng:

– Tổ cha đứa nào đến kiếm chuyện, ông bắt được ông băm bay ra thành trăm mảnh quăng xuống ao có cá rỉa.

Lời lão Thụ vừa dứt, một tiếng” bộp” phát ra ngay trên mái nhà làm vỡ cả viên ngói trên đầu. Lão Thụ tức giận nhặt đá ném ra theo quán tính, kèm theo lời nguyền rủa:

“ Đứa nào ném đá gây sự vào nhà ông, ba đời đẻ con không có lỗ đí.t.”

Chỉ khi vậy tiếng động mới im lặng, thế nhưng lúc lão Thụ định quay vào trong đóng cửa thì lại” Rầm” một tiếng bên hông nhà. Lần này lão Thụ không chửi rủa nữa. Chỉ lặng lẽ bước vào nói với vợ:

– Tắt đèn đi ngủ mình ơi.

Đợi vợ con ngủ say, lão Thụ ngồi dậy một mình rón rén tụt xuống giường mò mẫm đi ra khỏi buồng ngủ, trên tay ôm theo chiếc hộp gỗ cũ kỹ có vẻ như dần bị mối mọt gặm nhấm.

Lão đặt nó trên bàn, quẹt que diêm châm lửa vào bấc. Lão đưa ba cây nhang vào ngọn đèn châm lửa đốt, đốt ba cây nhang xong lão đứng trước bàn thờ tổ tiên lẩm nhẩm khấn vái rồi cắm lên bát hương, miệng lẩm nhẩm gì đó mà chỉ có lão mới hiểu.

Tiếng nõ điêu rẹc rẹc vang lên giữa đêm thâu tạo ra bầu không gian trầm mạc, giống như tâm trạng của lão lúc này.

Lão Thụ nhìn chăm chăm vào chiếc hộp, năm ngón tay gõ xuống bàn cộc cộc, khô khốc, tựa như tiếng người ta bẻ cành củi khô.

Lão thở dài, chắc hẳn bên trong chiếc hộp phải là vật quý giá lắm nên mới lão nấn ná mãi không dám mở. Song gia đình lão đã rơi vào hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc như bây giờ, cho dù bên trong chiếc hộp đó có chứa đựng thứ gì quý giá chăng nữa, thì nó cũng không quý bằng sinh của mệnh vợ con mình lúc này.

Lão quyết định mở, cúi sát mặt thổi phù phù khiến lớp bụi bu bám trên chiếc hộp bay tung toé, tạo ra một làn mưa bụi bặm trắng xoá. Bàn tay già nua nhăn nheo của lão run run đặt lên nắp hộp, sau một thao tác nhẹ thôi thì ổ khóa phát ra tiếng động” tạch”, đó là lúc nắp hộp hoàn toàn đã được mở.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.