Kỳ Án Thôn Đông Quan

Chương 41



Trên đường đi ông Luân bắt đầu kể.
Sau cái đêm nhà anh cả ông ấy gặp nạn thì mãi tới gần trưa hôm sau mới được phát hiện. Người phát hiện ra cả nhà ông chủ Tô bị sá.t hại không ai khác chính là cái Huệ.
Lúc đi làm đồng về, Huệ tạt ngang qua nhà về thăm thầy bu, thì không may một cảnh tượng quá đỗi hãi hùng và đau lòng đập ngay vào mắt.
Thầy cô đã chế.t trong phòng đọc sách, em trai cô thì nằm chế.t ngay trên chính chiếc giường ngủ của mình ở phòng riêng. Thảm nhất là bu cô, bà bị người ta cắt rời cổ rồi cuộn kín trong chiếc chăn. Đến khi Huệ bước đến lật tấm chăn ta cũng là lúc đầu của bu rơi xuống đất, lăn lông lốc như trái dừa khô từ trên đỉnh ngọn cây rớt xuống.
Huệ sợ hãi đau đớn đến nỗi không thể thốt lên tiếng kêu cứu, nước mắt rơi lã chã mà cổ họng cứ nghẹn lại, tiếng khóc của cô không bật ra thành tiếng.
Mãi hồi lâu sau, Huệ xây xẩm mặt mày cố đi ra ngoài tri hô, lúc đó có vài người trong thôn đi ngang qua, nghe thấy tiếng Huệ kêu cứu lúc đó họ mới ùa chạy vào xem xét tình hình.
Xung có quanh nhà ông chủ Tô có thêm vài hộ dân ở kế bên, song do vườn tược nhà ông chủ Tô quá rộng, tiếng kêu cứu trong đêm lại bị hạn chế, thành ra những hộ dân sinh sống ở xung quanh khu vực đó không hề nghe thấy hay phát hiện ra điểm gì bất thường đang xảy ra trong căn nhà rộng lớn đó.
Kể đến đây, nước mắt ông Luân lăn dài trên má. Ông cười gượng, vén vạt áo lên lau.
– Thầy và cậu đây thông cảm, mỗi khi nhắc lại chuyện đau lòng này chẳng hiểu sao nước mắt tôi nó cứ chảy ra, mặc dù tôi đã cố kiềm lòng.
Thầy Quý:
– Còn sau đó thì sao? Ý tôi hỏi về cô Huệ.
Ông Luân kể tiếp:
– Cái Huệ đó hả. Haizzz, con bé tội lắm, nào có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau phải chứng kiến cả gia đình mình sá.t hại thê thảm đâu thầy. Sau chuyện đó thì con bé gần như bỏ ăn, không nói chuyện hay gặp gỡ với bất kỳ ai. Gần 1 năm sau thì nó có thai, mọi người tưởng đâu nó có con thì tâm lý sẽ phấn chấn lên, không vì bản thân thì cũng vì con mà sống.
Ông Luân lại đưa tay lên lau nước mắt, bức xúc nói tiếp:
– Nhưng tôi khẳng định, cái Huệ phát điên không phải là do vụ thảm án đó, mà là cho thằng Hàn chồng nó có bồ nhí bên ngoài. Nhắc tới cái thằng khốn đấy tôi lại muốn đấm cho nó mấy phát, nó đã bỏ bê thờ ơ cái Huệ sau khi con bé sinh còn công khai cặp kè với con cave dưới thị trấn. Cái Huệ cháu tôi bị dày vò bởi nó, cộng thêm buồn vì chuyện gia đình, bởi vậy sau sinh nó bị sản, phát điên khi con trai nó mới tròn 3 tháng tuổi.
Thầy Quý gật gù:
– Hèn gì lúc nãy tôi thấy cậu ấy tới ép cô Huệ ký vào đơn ly dị. Thì ra mọi chuyện là vậy, tội nghiệp cô ấy quá.
Ông Luân nói:
– Nhưng thầy cứ đợi mà xem, luật pháp có lẽ sẽ tới muộn, nhưng luật nhân quả thì sớm tới thôi. Tôi tin ông trời luôn có mắt.
Nói đến đây, ông Luân đột ngột khựng chân trước một cửa hàng tạp hoá khá lớn nằm cách cổng làng không xa, có thể nói mặt bằng này khá đẹp, đường xá lại thuận lợi cho việc buôn bán, song không hiểu tại sao tiệm tạp hoá lại vắng khách như chùa bà Đanh.
Ông Luân nhìn chăm chăm vào đó, thở dài ngao ngán.
– Cái tiệm tạp hoá đó là của vợ chồng thằng út nhà tôi mở ra buôn bán đấy. Duy trì được gần hai năm nay rồi cơ mà có lẽ sắp phải đóng cửa.
Thầy Quý quan sát vào cửa tiệm, rồi ánh mắt thầy đảo nhìn xung quanh thám thính. Một lúc sau, thầy nhìn sang nói với ông Luân:
– Ông có thể dẫn tôi đi tham quan một vòng được không. Biết đâu tôi lại có cách giúp.
Ông Luân dường như đang chờ đợi câu nói ấy được thốt ra từ một vị cứu tinh nào đó, nên vội vàng bấu chặt lấy cánh tay khẳng khiu của thầy, hai mắt sáng lên như biết cười, dồn dập hỏi:
– Thầy nói thật chứ, thầy có cách giúp thằng út nhà tôi ư.
Thầy Quý mỉm cười:
– Tôi không phải thần thánh, cũng chỉ là người bình thường như bao người khác mà thôi. Song bản thân tôi có am hiểu chút ít về phong thuỷ. Theo tôi, công việc làm ăn buôn bán, ngoài việc phải có đầu óc thông minh nhanh nhạy ra thì hai chữ” Gặp thời” nó lại đi liền với trí tuệ. Ông có biết vì sao khi khai trương mở cửa hàng buôn bán kinh doanh, hay chọn ngày giờ tốt xấu để mọi việc được hanh thông không?
Ông Luân lắc đầu. Thầy Quý trả lời luôn:
– Chẳng phải cũng chỉ mong mọi chuyện được suôn sẻ, buôn may bán đắt, làm đâu trúng đó chứ gì nữa.
Thầy nói đến đây thì ánh mắt dừng lại ở phía bên kia đường. Chiếc xế hộp vừa chạy tới dừng ngay trước cửa tiệm buôn bán đồ gốm và hàng mã, gian hàng ấy nó phải lớn gấp đôi ba lần so với tiệm tạp hoá bên này.
Thầy Quý nhíu mày, nhìn người đàn ông to cao vạm vỡ bước xuống khỏi xe, anh ta vòng ra phía sau mở cửa rồi đỡ một người đàn ông già cỗi ra khỏi xe.
Ông Luân hừ tiếng, nhìn chăm chú sang bên đó, giọng chán ghét vang lên:
– Cái thằng trời đánh, hễ nhìn thấy nó tôi thêm bực mình.
Thầy Quý tò mò hỏi:
– Hả! Ông quen với cậu ta?
– Không chỉ quen đâu, còn biết rất rõ. Nó là thằng Điền, con trai lớn của tôi đấy. Cái thứ mất dậy, cuộc đời tôi về sau xem như không có đứa con trai này.
Thầy Quý lại hỏi:
– Vì sao vậy? Hay cậu ấy không có hiếu với cha mẹ.
Ông Luân thở hắt ra một hơi, rồi trả lời:
– Đã không có hiếu nó còn bố láo bố toét nữa. Ngày xưa vì muốn tạo công ăn việc làm cho nó để nó trưởng thành, có cái nghề sau này ấm thâm thì khi nó đạt được chút thành tựu lại trở mặt nhanh hơn trở bàn tay.
Thầy Quý” Ồ” tiếng. Nghe ông Luân kể tiếp:
– Bằng tài lẻ của mình, nó chiếm trọn niềm tin yêu của khách hàng nên tôi mặc dù không muốn giao hẳn cái xưởng làm hàng mã cho nó cũng không được. Sau khi thằng út nhà tôi ra sức khuyên nhủ bảo tôi giao hết sản nghiệp cho nó đến cuối cùng tôi cũng mềm lòng. Ngờ đâu nó là thằng ăn cháo đá bát, nó thà cung phụng có hiếu với bố mẹ vợ nó chứ nhất quyết đuổi tôi với thằng út ra khỏi nhà, chiếm trọn gia sản. Cũng may tôi còn chút tiền tích luỹ nên mua thêm mảnh đất cho vợ chồng thằng út nhà tôi làm ăn, chính là cái mảnh đất có cửa hàng tạp hoá bên kia đó.
Thầy Quý nhìn theo hướng tay chỉ của ông Luân, rồi lại nhìn sang phía cửa tiệm buôn bán của nhà Điền. Thầy nhìn người đàn ông trạc tuổi mình được Điền họ tống như vệ sĩ kia, bèn hỏi:
– Ông ta là bố vợ của cậu Điền nhà ông đấy hả?
Ông Luân cười khinh khỉnh nhìn con trai:
– Không, tôi cũng chưa gặp ông ta bao giờ, mà nghe dân làng đồn để có được cơ ngơi to lớn đồ sộ như bây giờ, thằng Điền đã dựa vào cả ông thầy phong thuỷ. Tôi đoán đó chắc là lão thầy phong thuỷ đã giúp cho công việc làm ăn của nó đó. Bởi khi nãy tôi nghe thầy nói bản thân thầy có chút am hiểu về phong thuỷ, tôi vui mừng quá đi mất.
Thầy Quý lẩm nhẩm trong miệng câu gì đó mà chỉ có thầy mới rõ. Đợi Điền đưa ông lão kia vào trong cửa tiệm, bấy giờ ông Luân cũng mở lời:
– Chắc hai người chưa có nơi để nghỉ ngơi và qua đêm, nếu thầy và cậu đây không chê thì mời mọi người ghé vào nhà tôi. Tôi bảo con dâu làm món gì đó tiếp đãi hai vị. Trời cũng sắp tối đến nơi rồi, căn nhà đó lời đồn ma quái đáng sợ lắm, đợi ngày mai trời sáng hắn thì tôi đưa hai người sang.
Biết trong chuyện này còn có nhiều uẩn khúc, thôn này lại càng nhiều chuyện kỳ bí vẫn chưa có lời giải đáp, thêm chuyện về tung tích của Ni, muốn tìm ra con bé thì không chỉ ngày một ngày hai sẽ tìm thấy. Trước mắt cứ tìm cho mình một chỗ tránh mưa gió trước đã, làm quen với gia chủ cũng dễ dàng hơn cho việc nghe ngóng với tìm kiếm.
Nghĩ đến đây, thầy Quý ngước lên nhìn ông Luân, gật đầu và mỉm cười:
– Tôi sống tạm bợ kham khổ buôn ba khắp nơi quen rồi, ăn gì cũng được, còn chỗ ngủ tạm bợ cũng không sao, miễn che được nắng mưa thất thường của thời tiết. Vậy thôi là đủ, làm phiền gia chủ trong mấy ngày tới rồi.
Ông Luân dẫn khách vào nhà, cất tiếng gọi:
– Sang ơi, Huyền ơi, hai đứa ra đây thầy bảo.
Sang bước ra từ nhà bếp, Huyên cũng ôm con trai bước ra từ buồng ngủ. Thấy nhà có khách, hai vợ chồng Sang chạy đến đon đả mời chào khách.
– Dạ, mời cụ và anh vào nhà. Thầy, hai vị đây là…
Sang chưa hỏi hết câu đã bị thầy mình cản lời:
– Đây là bạn thầy từ phương xa đến chơi. Con với cái Huyền xuống bếp lo cơm nước tiếp đãi khách giùm thầy. Đưa thằng cún đây thầy ẵm cho, con cũng xuống bếp phụ vợ một tay nấu cho nhanh.
Huyền đưa con trai cho bố chồng trông, cô gật đầu lễ phép đáp:
– Dạ, thầy ẵm cháu giùm con một lát, con đi nấu ù cái là xong. Mời cụ và anh vào nhà chơi.
Đợi hai vợ chồng con trai đi khỏi, ông Luân ôm đứa cháu trai vào lòng cười hề hề vỗ về:
– Tôi quý cháu mình hơn tất cả đó thầy ạ. Tiền bạc nhiều mà làm gì trong khi đến cả mụn con cái cũng không có. May cho nhà tôi, cưới về được cô con dâu ngoan hiền hiếu thảo, nên tuy gia đình khó khăn chút, song gia đình vẫn đầm ấm và hạnh phúc viên mãn.
Nói đến đây ánh mắt chán ghét của ông Luân lại len lén nhìn sang phía cửa hàng đối diện bên nhà con trai cả, dường như ông ấy đã mất hoàn toàn niềm tin vào cậu con trai lớn này.
Chỉ hơn ba mươi phút sau, mâm cơm không quá thịnh soạn nhưng vẫn có đủ ba, bốn món được vợ chồng Sang bưng lên. Nào là thịt kho đậu phụ, canh rau ngót thịt băm, tôm rang lá chanh và cuối cùng là món mực nướng. Chắc cậu ấy làm món khô nướng để thầy nhâm nhi chén rượu hàn huyên tâm sự với bạn. Đó là thầy Quý nghĩ vậy trong đầu.
Sang ngồi xuống bên cạnh rồi nói:
– Dạ mời thầy, mời cụ và anh cùng ăn cơm. Vợ con bảo thịt con gà mà con sợ thầy với cụ đợi lâu quá nên đành chuẩn bị bữa cơm đạm bạc này cho nhanh. Mong cụ và anh thông cảm.
Thầy Quý mỉm cười:
– Vậy còn đạm bạc gì nữa, với tôi thì bát canh rau bồ ngót này thôi đủ rồi.
Cơm nước đã bày ra, thôi thì cũng không cần khách sáo. Thầy Quý múc cho mình một bát canh, mời mộc gia chủ xong định đưa lên miệng húp, thì khi nhìn vào trong bát canh vô tình lại phát hiện ra một sự thật động trời.

Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.