Kỳ Án Thôn Đông Quan

Chương 45



Xế chiều, bốc xong chuyến hàng hóa lên xe, Sang quay người vào nhà. Ông Luân đứng trên hiên ngoắc con trai lại và hỏi:
– Bay nói chuyện với ai ngoài cổng thế?
Sang đáp:
– Dạ, là chú Cổn đó thầy.
Ông Luân nhíu cặp chân mày:
– Lão ấy tới đây làm gì?
– Chú ấy qua mời thầy ngày mai sang nhà chú ấy ăn đám giỗ.
Ông Luân ậm ừ, rồi hỏi lại:
– Có phải đám giỗ của thằng Mùi không?
Sang gật đầu:
– Dạ đúng rồi thầy. Nhanh phết đấy thầy nhỉ, thấm thoát vụ án của thằng Mùi đã được 3 năm mà chưa tìm ra hung thủ.
Ông Luân không nói gì, lẩm bẩm trong miệng chỉ mình ông nghe thấy:
– Ờ thì nhanh, chứ vụ trọng án nhà bác cả bay, với cả cái chế.t bất thường của bu tụi bay cũng nào đã truy ra được hung thủ. Họ vẫn ôm nỗi oan ức mà ra đi đấy thôi.
Nhắc tới vợ đôi mắt ông Luân đỏ hoe như muốn khóc, song ông cố kìm chế mọi cảm xúc. Ông không muốn mình khóc trước mặt con cháu, sợ chúng nó thêm lo lắng.
Ông thở dài, quay lưng đi vào trong.
Cuối ngày, mặt trời tắt nắng. Cả ngôi làng dần bị bao trùm bởi màn đêm dài đen đặc.
Đốm lửa trên đầu que đóm chợt nhẹ nhàng hạ xuống nõ điếu trên tay lão Cổn. Lão rít xong mấy hơi thuốc rồi đặt điếu cày xuống, chốc chốc lại nhìn ra nền giếng, cất tiếng hối thúc:
– Bà nó vào nhà nghỉ ngơi đi, để đấy tôi chặt xương cho.
Vợ lão không ngẩng mặt lên, vừa lúi húi rửa chậu xương lợn vừa đáp:
– Tôi rửa ù tí là xong, chốc nữa ông ra chặt phụ tôi cái.
Lão ậm ừ, toan nói thêm với vợ câu gì đó, nhưng ánh mắt thình lình khựng lại ở phía bụi chuối.
Lão Cổn nhíu đôi lông mày nhìn chăm chú, không để ý rằng vợ đang nói chuyện với mình. Bất giác lão rùng mình ớn lạnh, bóng dáng ai ngoài kia đang thấp thoáng đứng bên cạnh bụi chuối, cứ thoắt ẩn thoắt hiện khiến tâm trí lão Cổn dần trở nên mơ hồ. Đang trong lúc mơ màng thì bên tai lão ta vang lên giọng cười khanh khách, sau đó là cả tiếng gào thét thê lương trong tuyệt vọng.
Tiếng khóc mang đầy nỗi sầu bi.
Đôi tai lão Cổn ù đi, ông ta lẩm nhẩm trong miệng:” Là con Mị. Con Mị đã quay trở lại. Nó quay trở lại thật rồi.” Bóng hình Mị hiện ra. Mị đứng ở đó với đôi mắt u sầu nhìn lão Cổn chăm chăm, song Mị không nói lời nào, khoé môi không mấp máy nhưng lại phát ra tiếng khóc ai oán.
Lão giật mình choàng tỉnh khi bàn tay ấm áp của bà vợ đặt lên bả vai, lay lay gọi lão ấy dậy:
– Mình ơi, dậy đi. Tỉnh dậy đi.
Lão Cổn thét lên:
– Ma..ma..ma..!!!
Vợ lão nhăn mặt, trách móc:
– Ối giời, đèn điện sáng quắc thế này ma với mồ ở đâu ra. Mà tôi vừa mới thấy ông thức nói chuyện với tôi, quay qua quay lại ông đã ngủ mất tiêu rồi.
Khi đó lão Cổn mới biết mình nằm mơ. Song lạ thay rõ ràng mình đã ngủ đâu mà mơ với mộng. Biết chắc hồn ma của Mị một lần nữa đã quay lại, khiến lòng ông ta nóng như có lửa đốt, cứ thấp thỏm lo âu rằng chuyện không hay một lần nữa sẽ giáng xuống gia đình mình.
Lão Cổn dặn vợ:
– Bà này, bảo vợ chồng con gái ngày mai không phải ôm cháu về nhà ăn đám giỗ thằng Mùi nữa.
Vợ lão ngạc nhiên hỏi:
– Ơ hay, đám giỗ em trai sao không về. Như vậy coi sao được hả mình. Khi thằng Mùi nhà mình còn sống, chị em nó quý mến nhau lắm cơ mà.
Lão Cổn đứng dậy, xua tay giọng quả quyết:
– Tôi bảo sao thì cứ bà cứ nghe vậy đi. Không qua ăn thì đã làm sao, ai dám ý kiến ý cọt gì à.
Nói xong lão Cổn vùng vằng bỏ ra ngoài ra giếng chặt xương.
Vợ lão nhớ con gái, nhớ cháu, bèn hạ giọng nài nỉ:
– Hay mình nên nghĩ lại, chứ tôi nhớ chúng nó lắm.
Lão Cổn vẫn giữ nguyên thái độ, bảo vợ:
– Cần gì sang, nhớ nhung nhau thì bà đùm ít thức ăn xôi chè thịt thà mang sang cho vợ chồng chúng nó. Lúc ấy bu, con tha hồ tỉ tê tâm sự.
Biết chẳng thể thay đổi được quyết định của chồng, bà tuy có chút buồn phiền nhưng cũng đành chịu.
Lão Cổn cầm giò lợn đặt lên thớt để chặt, nghe nói vợ chồng lão muốn nấu nồi chân giò hầm su hào cho đám giỗ ngày mai. Lão vung con dao lên, liên tiếp chặt xuống giò lợn, chia nó ra thành từng khoanh.
Tuy lão đã có tuổi, song sức của lão còn dẻo dai lắm, chặt khoanh giò nào ra khoanh giò ấy, mỗi nhát giáng xuống đều ngọt lịm.
Đến chân giò cuối cùng, chẳng biết do lão ngủ gật hay do sức đã cạn cầm dao không được chắc, mà nhát dao oan nghiệt đã chặt xuống đúng bàn tay lão.
“ Phập..” lão Cổn hoảng hốt thét lên:” Á..a..a..thôi chết tôi rồi. Tay tôi..tay tôi..trời ơi..đau quá..” thì ra bàn tay lão vừa bị đứt lìa ra khỏi cổ tay, máu phun xối xả, văng tung toé nhuốm đỏ cả không trung.
Bàn tay lão Cổn nằm gọn trên thớt, các khớp trên ngón tay giật giật mấy nhịp rồi tắt lịm.
Vợ lão ở trong nhà nghe thấy tiếng thét của lão vội vàng ùa chạy ra, đập vào mắt bà là một cảnh tượng hãi hùng.
Lão Cổn chồng bà đang ngồi bệt dưới nền giếng ôm cánh tay bị thương rên rỉ đau đớn, xung quanh máu vương vãi khắp nền. Nhìn vào bàn tay cụt ngủn của lão còn nằm gọn trên thớt khiến bà chết sững mất mấy giây. Đến khi giọng lão Cổn khe khẽ vang lên mới kéo bà ấy trở về thực tại.
– Tôi đau quá mình ơi, làm ơn, mình làm ơn dìu tôi vào nhà.
Bà ấy chớp chớp mắt, mếu máo luống cuống cúi xuống đỡ chồng dậy. Miệng liên tục hỏi:
– Trời ạ, cớ sao lại ra cơ sự này hả mình. Mình có đau lắm không, để tôi gọi người sang chở mình đi bệnh viện.
Lão Cổn rên rỉ:
– Tôi đau lắm, tay tôi đau quá.. đau quá.
Chiếc khăn vuông mỏ quạ đội trên đầu của bà vợ quấn vào vết thương, nhưng cũng không tài nào ngăn cho máu thôi ngừng chảy. Bà ấy làm theo cách của các cụ, lấy cả lạng thuốc lào ra đắp bít lên vết thương. Song hễ đắp miếng thuốc nào lên vết thương, lập tức bị máu chảy ra thấm ướt sũng. Phải đắp đến miếng thứ mười mấy thì máu tạm thời mới được cầm, nhưng hễ lão Cổn cử động cánh tay, thì lúc ấy máu lại tuôn ra xối xả.
Không lâu sau đó, lão Cổn được người thân chở đi bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ bảo tay ông ấy không thể nối lại được nữa, hoàn toàn mang thương tật vĩnh viễn. Nếu khi bệnh nhân bị đứt tay, kịp thời bảo quản bàn tay trong thùng đá và băng bó vết thương đúng cách thì khả năng nối lại được bàn tay cho bệnh nhân là rất cao, đằng này… vị bác sĩ nói xong thở dài quay người bỏ đi.
Chắc có lẽ đó là quả báo lão xứng đáng được nhận bởi lão đã gây ra quá nhiều tội ác cho người khác.
Vợ lão Cổn ngồi mọp xuống ôm mặt khóc rưng rức, mặc kệ bao nhiêu lời động viên an ủi, thì bà ấy vẫn khóc như mưa.
Hôm sau, mới sáng sớm tinh mơ lão Cổn gọi vợ vào phòng bệnh, một mực đòi xuất hiện. Lý do ông ấy không muốn ở lại bệnh viện vì hôm nay là ngày giỗ của thằng Mùi, đứa con trai duy nhất của ông.
Bà ấy khuyên nhủ chồng:
“ Bác sĩ bảo mình phải nằm lại đây vài ba hôm, theo dõi vết thương xem thế nào rồi mới được xuất viện.
Lão lắc đầu:
– Không, tôi muốn về nhà hôm nay.
Bà vợ thở dài, vặn hỏi:
– Ông một mực muốn về, ngoài lý do đám giỗ thằng Mùi thì còn lý do nào khác không?
Lão Cổn ngước lên nhìn vợ, nét mặt biến sắc khi nhận ra bà ấy dường như đã biết chuyện gì đó mà lão vẫn luôn giấu giếm. Một lúc sau, lão bảo:
– Chẳng có chuyện gì cả. Tôi chỉ muốn về với con trai tôi thôi.
Bà vợ nghiến răng rít lên, vẻ trách móc:
– Vậy ông nói thật với tôi đi, năm đó thằng Mùi nhà mình bị như vậy, tại sao ông nhất quyết không báo công an?
Lão Cổn hơi chột dạ, nhưng vẫn một mực phủ nhận:
– Bà này hôm nay bị sao thế nhỉ? Hay bà thấy tôi trở thành kẻ tàn tật nên bà cố ý muốn với móc chuyện cũ ra để đay nghiến tôi? Chuyện năm đó đâu phải mỗi thằng Mùi nhà mình gặp nạn, mà có tới gần mươi mạn/g người ra đi đấy thôi.
Bà ấy ngồi phịch xuống, tay giơ lên đập xuống đùi đen đét liên hồi, miệng gào khóc:
– Trời ơi là trời, sao cái số tôi lại khổ như vậy hả trời.
Lão Cổn nhỏ giọng, nói:
– Bà có be bé cái mồm xuống được không? Ở đây còn bao nhiêu người bệnh. Họ đang nhìn bà cười kìa.
Bà gạt nước mắt, đứng bật dậy rồi nói:
– Ai cười mặc họ, miệng là của thiên hạ làm sao tôi cấm cản được. Còn nếu ông nhất quyết muốn về, thì tôi sẽ cho ông toại nguyện. Nhưng tôi nói trước, chẳng may vết thương ở tay ông có bị gì nghiêm trọng, lúc đó đừng ông có hành tôi được rồi.
Lão đâu dám nói lại lời nào, bởi bà ấy giận lão cũng đúng. Cũng may cho lão không bị bà ấy bỏ đi sau khi con trai mất, cũng không rời xa trong lúc lão bị thương, đó là một thứ tình cảm ân nghĩa vợ chồng cao đẹp, mà lão luôn trân trọng.
Tầm 10h30 phút, khách khứa được mời kéo nhau đến nhà lão Cổn ăn đám giỗ cũng đã tới đông đủ. Đây là đám giỗ năm thứ 3 của thằng Mùi nên vợ chồng lão cổn làm lớn lắm. Vợ chồng lão bàn nhau rồi quyết định làm hẳn hai mươi mâm tiệc hoành tráng tiếp đãi khách. Khách khứa đa số là người thân dòng họ hai bên và bà con lối xóm trong thôn.
Mâm cỗ của ông Luân gồm 5 người ngồi. Ngoài ông ấy ra thì kế bên lần lượt có ông trưởng thôn, lão Thính, ông Ngọ chủ tiệm bán quan tài và một người dân khác trong xóm.
Ông Luân cầm thìa toan múc muôi canh vào bát thì bất ngờ bị ông Ngọ cản lại:
– Canh này nhiều dầu mỡ lắm, không tốt người béo phì huyết áp cao như chú đâu. Chú nên ăn món này thì hơn, hạp với bác hơn.
Ông Luân khá ngạc nhiên khi thấy ông Ngọ bảo mình bị béo phì, thực chất bản thân ông đâu có mập. Song dường như ông có dự cảm chẳng lành, bởi ông biết ông Ngọ là người biết thuật bói toán.
Ông Luân cười khà khà, buông thìa canh xuống, nhìn miếng thịt gà trong bát được ông Ngọ gắp cho rồi lại ngước lên nhìn ông ấy.
– Bác Ngọ nói đúng lắm. Ăn thịt gà vẫn tốt hơn. Hề hề hề…
Ông Ngọ gật gù, nhìn sang mé lão Thính nói kháy:
– Món canh su hào hầm chân giò thì hợp nhất với chú Thính đấy. Các bác, các chú xem, ở tầm tuổi ngoại tứ tuần như chú Thính mà tẩm bổ món canh chân giò này vào thì cứ phải nói như hổ mọc thêm cánh.
Lời ông Ngọ vừa dứt, một tràng cười vang lên làm lão Thính đỏ mặt thẹn thùng như chàng trai mới lớn. Song lão cảm thấy mọi người là đang quan tâm đến mình, chứ không hề nhận ra trong tô canh có vấn đề.
Lão Thính múc hai thìa canh đầy cả xương cả su hào vào bát, đưa lên miệng húp sùm sụp. Đến miếng và cuối cùng thì thình lình lão khựng lại, khi phát hiện ra mọi ánh mắt hoảng hốt tràn đầy vẻ kinh ngạc đang đổ dồn nhìn về phía mình.
Lão chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, thì bỗng một người ngồi bên cạnh chỉ tay vào mặt mình, run rẩy hỏi.
– Chú Thính, khúc xương trên miệng chú, nó là..nó là..là..là…
Lão đặt bát đũa xuống, đưa tay lên miệng lôi khúc xương đang gặm dở chìa ra trước mặt cho mọi người xem, nhìn sang chỗ mọi người cười hề hề trả lời:
– Chắc là khúc xương đuôi con lợn đấy, hèn gì tôi thấy nó be bé. Mà phải công nhận nó mềm thật, thịt còn béo và thơm.
Ngoài ông Ngọ chủ tiệm bán quan tài ra thì tất cả đều cảm thấy ớn óc. Vì miếng xương lão Thính đang gặm dở không phải khúc xương đuôi của con lợn, mà chính là ngón tay của người.

Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.