Kỳ Án Thôn Đông Quan

Chương 9: Kiến Ăn Thịt Người



Cụ Tưởng không vội về nhà, mà quay lưng đi theo phía dân làng tới. Càng đi, tiếng quạ kêu ngày càng to và rõ, tựa như tiếng quạ réo vong hồn đâu đây dội đến, khiến cụ Tưởng không khỏi rùng mình ớn lạnh.

Khi tới nơi, cụ đứng thở dốc mệt nhọc. Do tuổi tác đã cao lại phải đi cả một đoạn đường khá dài nên dường như sức lực của cụ muốn cạn kiệt.

Lúc cụ tới nơi thì người dân trong thôn đã bu kín đứng xem, kèm theo tiếng bàn tán xầm xì như cái chợ. Khó khăn lắm cụ Tưởng mới lách được vào bên trong, nhưng ngay khi xác thằng Mùi đập vào mắt thì cụ không khỏi thốt lên hai từ:

– Trời ạ!

Thằng Mùi chế.t trong tư thế đứng thẳng người, lưng tựa vào gốc cây liễu. Hai mắt đã bị kiến bu bám kín dày đến nỗi không còn nhìn thấy con ngươi. Khi ánh mắt cụ Tưởng vòng xuống chân thì tá hỏa phát hiện ra chân thằng Mùi đạp trúng tổ kiến lửa.

Song có điều lạ lắm, nghe người dân đứng đó kháo nhau rằng thằng Mùi mới mất tích đêm hôm qua, vậy mà tới khi phát hiện ra xác nó chỉ có vỏn vẹn mấy giờ ngắn ngủi, mà lũ kiến đã bu bám xây đắp tổ trên người thằng Mùi kín đến ngang bụng.

Ám ảnh nhất khi nhìn vào xá.c thằng Mùi, chính là cái tổ kiến lửa to tổ chảng, Cùng với hai hốc mắt bị gặm nhắm đến không còn nhìn thấy rõ lòng tử. Miệng nó há hốc, bầy kiến cứ thế bò ra leo vào tạo thành như một dải lụa màu vàng óng.

Lão Cổn lác ngồi mọp dưới đất, mặt mày ủ rũ thất thần cùng tiếng khóc thê lương của bà vợ ngồi bên cạnh, càng làm cho bầu không gian thêm u sầu… ?

Chẳng ai dám tới gỡ xác thằng Mùi xuống, không phải vì họ sợ, mà bởi lũ kiến quá đông. Muốn hạ xác thằng Mùi xuống đem về chôn cất, thì ít ra cũng phải tiêu diệt hết ổ kiến.

– Giờ còn cách đồ nước sôi vào mà thôi.

Một người dân đứng đó bày cách. Một người khác lại bảo:

– Nếu vậy thì tội thằng Mùi quá, nó chế.t trong đau đớn rồi mà còn bị tạt nước sôi.

Tất cả rơi vào im lặng.
Lúc đó ông trưởng thôn đi đến, từ xa xa đã cất tiếng vang, phá toang bầu không khí căng thẳng đang bao trùm.

– Bà con xin nhường lối, để tôi vào xem nào.

– Tính sao đây bác trưởng thôn? Đám kiến bu đông quá.

Ông trưởng thôn sau khi xem xét tình hình một lượt, bèn nói:

– Nhà ai có cây chanh về hái mang tới đây cho tôi xin. Càng nhiều càng tốt. Tổ kiến to thế này chắc phải vặt cả yến chanh mới đủ.

Vài người dân đứng đó giơ tay:

– Nhà tôi, nhà tôi nữa, cả nhà tôi nữa.

Ông trưởng thôn quay lại, hồi thúc:

– Việc đau lòng này không ai muốn nó xảy ra, thôi thì nể tình làng xóm với nhau mỗi người sấn lại phụ nhau một tay vậy. Cả ba cô đi theo mấy thím ấy về nhà vặt chanh giùm đi, khi quay lại đừng quên mang theo con với cái thau. [ TruyenMa. Xyz ]

Chẳng ai bảo ai, sau câu nói của bác trưởng thôn thì cả 6 người chia nhau đi hái chanh, vài người khác vì chạy vào làng lấy manh chiếu ra đậy xác.

Nghe nói bầy kiến sợ nước cốt chanh, chỉ càn vắt nước chanh lên tổ của nó, tự động nó sẽ bỏ đi.

Hơn ba mươi phút sau thì nước chanh cũng đã chuẩn bị xong, tuy không được đầy thau nhưng cũng vắt được kha khá.

Ông trưởng thôn bảo một thanh niên bưng thau nước chanh trên tay đi theo mình, vòng quanh xác thằng Mùi. Đi tới đâu ông trưởng thôn lấy tay té nước chanh vào tổ kiến đến đó, cứ vậy lập đi lập lại nhiều vòng cho tới khi té hết nước chanh trong thau mới thôi. Đó cũng là lúc tổ kiến bắt đầu rã ra, tách thành từng mảng rụng dần xuống.

Lại thêm hơn 2 giờ sau lũ kiến mới bỏ đi hết. Khi đó ông trưởng thôn cầm búa đinh gõ nhẹ vào tổ, tức thì chúng vỡ ra thành từng mảng, chẳng mấy chốc đã bị sập hoàn toàn.

Vào khoảnh khắc mảng cuối cùng của tổ kiến rớt xuống, thì đập vào mắt mọi người là một cảnh tượng vô cùng hãi hùng. Từ phần bụng trở xuống của thằng Mùi không còn được nguyên vẹn,
cơ thể đã bị lũ kiến gặm nhấm hết sạch phần thịt trên đó, chỉ còn trơ ra hai cẳng chân với khung xương, tựa như cái khúc xương bị người ta đẽo róc hết thịt, nhưng thỉnh thoảng đôi chỗ vẫn còn ít thịt bám ở trên.

Thình lình một đoạn ruột non rớt xuống từ trên nửa phần bụng còn lại rơi ra, đám đông thảng thốt hét lên:

– Ôi trời ơi, ghê quái!

Bu thằng Mùi bò lết đến, ôm hai cẳng chân nó gào lên trong tuyệt vọng:

– Ôi con ơi, về nhà với bu thôi con ơi. Tại sao con tôi lại ra nông nỗi này hả ông trời ơi.

Lão Cổn lác thì khác, lão không gào khóc như vợ mình, nhưng trong lòng lão đau không hề kém. Lão run rầy đôi môi, nói với mọi người:

– Phiền các chú hạ thăng Mùi nhà tôi xuống với. Đưa nó về nhà giùm tôi.

Vợ lão Cổn lăn ra ngất lịm, lại thêm một lần nữa lão phải nhờ người ta dìu bà ấy về. Còn bản thân lão cũng đang như kẻ mất hồn, chân tay mềm nhũn ngay sau khi hay tin con trai mình chế.t.

Người ta đặt xác thăng Mùi lên manh chiếu, gói ghém lại cần thận. Sau đó lấy hai đoạn dây thừng buộc vào phần đầu và chân, thòng khúc tre qua khiêng nó về nhà.

Thăng Hàn đứng chôn chân một chỗ, nó muốn bật khóc nhưng không thể. Hàm răng cắn chặt đôi môi để ngăn tiếng khóc bật ra. Sáng nay, lúc nó chạy đi tìm thằng Mùi, tình cờ gặp được một người dân đang hớt hải chạy vào làng báo trên ngọn đồi ngoài cánh đồng hoang có xác chết đứng. Buổi sáng, khi ông ấy dắt bò lên đồi thả cho chúng gặm cỏ nên đã phát hiện ra có người chết trên đó. Do ông ấy quá sợ hãi, lại thêm cặp mắt của thằng Mùi bị kiếm gặm gần hết nên mới không nhận ra đó là người làng mình.

Ông trưởng thôn ngoảnh lại, thúc giục con trai:

– Còn không chịu về hả Hàn. Hôm nay không phải đi cày bừa nữa, bay sang nhà chú Cổn phụ chú thím ấy một tay lo hậu sự cho thằng Mùi, nghe chưa.

Hàn khẽ gật đầu. Cậu ta đang tự trách mình và dằn vặt bản thân. Nếu không bởi cái tính tò mò bốc đồng của mình đã rủ hai thằng bạn tới mảnh đất nhà lão Thụ vừa bị hoả hoạn thiêu rụi, thì có lẽ thằng Mùi đã không chế.t, mà thằng Quất cũng chẳng bị thương.

Hàn chầm chậm bước đi, bước chân nặng nhọc tựa như có tảng đá kìm lại. Nó bắt đầu cảm thấy hoang mang, cho những hành động dại dột thiếu suy nghĩ của mình. .

Cụ Tưởng đi ra ngoài đình, đứng dưới gốc cây me cổ thụ già cỗi rợp bóng mát lại nhớ đến giấc mơ đêm hôm qua.

Bàn tay nhăn nheo đặt lên thân cây, cụ ngước mắt nhìn lên, sửng sốt nhận đã có vài nhánh lá bị héo úa. Đây là lần đầu tiên cụ thầy hiện tượng héo lá trên gốc cây me này, bởi nó không chỉ là tuổi thơ của cụ, mà nó còn là cả một bầu trời tuổi thơ.

Tự dưng tim cụ Tưởng nhói lên nhịp. Cũng may có gốc cây đề cụ tựa lưng vào lúc này. Trong khoảng thời gian cụ Tưởng nhớ lại những kỉ niệm xưa về gốc me, thì phía đằng xa luôn có một cặp mắt sắc lạnh, dõi theo cụ.

Một lúc sau người đó âm thầm bỏ đi, bỏ lại nụ cười nhếch mép và vẻ mặt đắc thắng…

Theo tục lệ của thôn thì người chế.t trẻ thường không có kèn trồng. Liệm xong đợi giờ tốt khiêng đi chôn. Đám ma thằng Mùi được diễn ra ngay sau đó, tới buồi chiều thì đưa nó về nơi an nghỉ cuối cùng.

Buổi tối, khi anh em dòng họ cùng bà con lối xóm kéo nhau về hết, căn nhà vắng nay càng trở nên đìu hiu cô quạnh. Thăng Mùi là con trai thứ của nhà lão Cổn, trên nó còn có một anh trai, song người anh trai này lại không được thông minh nhanh nhẹn như nó, ngay từ lúc sinh ra đã không cất tiếng khóc, thầy lang bảo nó bị câm điếc bẩm sinh cộng thêm não bộ có vấn đề nên cả ngày cứ thơ thơ thẩn thẩn. Bởi vậy, thằng Mùi là niềm tự hào duy nhất mà lão Cổn và vợ có được, song giờ đây nó lại về với trời đất.

Vợ lão Cổn sụt sịt khóc, thở dài than ngắn trong tiếc nuối:

– Tôi đã bảo mình đừng có tham gia cái chuyện bất nhân đó rồi còn gì. Mình xem, bây giờ người gánh nghiệp là con trai mình đó. Huhu huhu huhu…

– Bà im mồm đi, bà tưởng tôi không nẫu ruột gan hay sao? Nó là con trai tôi, tôi đau, tôi xót lắm chứ.

Nghe chồng mình nói thế, bà ấy càng khóc to hơn. Một mực đồ thừa cho những việc bất lương của chồng làm trước đó, để bây giờ con trai phải gánh nghiệp thay cha.

Lão Cổn muốn điều tra về cái chế.t bất thường của con trai mình, lão vẫn tin cái chế.t của nó không liên quan gì đến chuyện đó.

Nghĩ tới đây, lão bảo vợ ở nhà cứ nghỉ ngơi trước, lão đi công chuyện chắc tới khuya mới về.

Hơn 10h đêm, cụ Tưởng đang ngủ say bỗng giật mình vì cảm nhận được một luồng khí lạnh vừa truyền đến. Cụ bừng mở mắt, song toàn thân lại cứng đơ như tượng sáp, mấy lần muốn cựa quậy vung tay lên nhưng không tài đưa lên nổi.

Trong cơn ngái ngủ, cụ Tưởng trông thấy một ông lão đầu tóc bạc bơ, nhưng lại không nhìn thầy rõ mặt, đứng dưới chân giường nhìn mình chăm chăm. Mãi một lúc sau ông lão quay người, tướng khoan thai bước đi, song câu nói lúc trầm lúc bổng của ông lão vắng lại bên tai mà cụ Tưởng nghe rất rõ:

“ Bọn chúng có ý làm chế.t cây, muốn đuổi ta đi. Nơi này đã không còn nơi nào cho ta ngự. Nếu đã hết duyên với mảnh đất này, thì ta quay về trời đây.”

Cụ Tưởng chảy hai hàng nước mắt, hỏi trong vô thức:

– Xin ngài đừng bỏ con dân làng này. Mong ngài ở lại độ cho chúng sinh.

Ông lão buồn bã, nói:

“ Muốn cứu người làng tránh khỏi kiếp nạn diệt vong, hãy đi tìm một cao nhân trong nhân gian tới giúp.”

Cụ Tưởng, hỏi:

– Ngài thương dân như con, mong ngài soi xét chỉ đường dẫn lối cho chúng con biết, phải đi đâu để tìm vị cao nhân kia.

Ông lão im lặng một lúc, rồi đưa tay lên vuốt chòm râu bạc trắng. Sau đó vị cao nhân kia vịnh bằng một bài thơ:

“ Nhân sinh Quý tự biến vi Thiên
Tiền hậu phu thê y lộc nhiên
Chức phận văn chương đa phú quý
Trí tuệ vinh hoa hưởng thọ trường.”

Sau câu thơ thì bóng hình ông lão thoắt ẩn thoắt hiện rồi biến mất trong màn đêm. Cơ thể của cụ Tưởng đột nhiên nhẹ tễnh, không còn cơ đứng như lúc nãy nữa. Cụ không thức dậy, cứ nằm yên lẩm nhẩm đi lẩm nhẩm lại câu thơ về vị cao nhân đó cho tới khi bản thân mình chìm vào giác ngủ say.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.