Lấy Người Chồng Ma

Chương 31: Tâm địa Hoa Quỳnh



Chương 31: Tâm địa Hoa Quỳnh

Đợi đám gia nhân vừa đi khỏi, bà vú mới bước đi tiếp. Tất cả bọn họ không một ai hay biết rằng những lời họ vừa bàn tán đã được bà ba chứng kiến và tận tai nghe thấy.

Bà ba im lặng không lên tiếng làm lớn chuyện, cố nuốt cơn thịnh nộ vào trong lòng, giữ nét mặt hài hoà đi đến nhà ăn.

Trên bàn, ông phú hộ, bà cả, bà hai, cùng đám con cháu đều đã có mặt đông đủ, chỉ thiếu mỗi hai vợ chồng cậu hai. Nhưng dường như trong bàn ăn chưa một ai hay tin dữ mà đám gia nhân đang bàn tán ì sèo ngoài kia, ngoại trừ bà ba.

Ông phú hộ thấy gia đình có mặt đông đủ bèn cất tiếng hối thúc:” Tới đủ rồi thì ăn cơm thôi.”

Bà cả vừa gắp miếng thức ăn bỏ vào chén, bên kia bàn giọng Trúc Diễm vang lên:” Mẹ ba, vợ chồng anh hai vẫn chưa khoẻ hay sao ạ? Hay do anh chị không muốn chào hỏi đứa em dâu mới này?”

Bà cả đặt đũa thức ăn xuống bàn, liếc nhìn Trúc Diễm, toan nói gì đó song lại thôi. Bà quay sang nói với bà vú:

“ Vú vào biểu vợ chồng thằng hai ra đây dùng cơm với gia đình dùm tôi coi.”

Bà vú gật đầu khom người đáp:” Dạ, thưa bà chủ.”

Trúc Diễm nhìn bà cả mỉm cười tự đắc, nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì bà cả nói tiếp:

“ Cô Diễm, nhà họ Ngô có một quy định từ trước khi tôi về đây làm dâu do tổ tiên truyền lại, đó là không cho phép người ngoài ngồi ăn cùng bàn, trừ khi người đó được người nhà họ Ngô đồng ý cưới xin đàng hoàng. Quy định này có từ thời ông bà tổ tiên để lại, thiết nghĩ lớp trẻ cô cậu cần gìn giữ để tránh mai một. Còn vì sao tổ tiên nhà họ Ngô có quy định rõ ràng như vậy, tôi giải thích thêm vì nhà họ Ngô muốn người khác hiểu rằng, để được ngồi ngang hàng với gia đình người nhà họ Ngô, vừa phải có tầm vừa phải có tâm.”

Trúc Diễm nghe xong nét mặt cau có, nụ cười trên khoé môi tắt ngấm. Văn Viễn hơi tức giận, nhưng anh ta cố kiềm chế cảm xúc, cười xòa giải vây:

“ Mẹ cả, có cần phải làm vậy không?”

Bà cả liếc mắt nhìn nửa khuôn mặt sang chỗ Văn Viễn, nhếch môi cười trừ, nói tiếp:” Văn Viễn, trong ba anh em trai nhà họ Ngô thì có mình con là người học cao hiểu rộng, như vậy đáng lẽ ra chính con phải là người nối tiếp truyền thống của gia đình chúng ta chứ? Và những phép tắc do tổ tiên để lại càng cần được giữ gìn bảo vệ làm gương cho thế hệ mai sau. Chỉ cần một người làm sai, không những bị phạt theo gia pháp mà ngay cả người sinh ra người phạm tội cũng bị đuổi ra khỏi nhà.”

Nói đến đây, bà cả quay sang hỏi chồng:” Mình à, tôi nói về gia pháp nhà họ Ngô có gì sai không? Nếu sai chỗ nào xin mình chỉ dạy thêm.”

Ông phú hộ ậm ừ, nhìn các con rồi nói:” Mẹ cả các con nói đúng đấy. Là do nể mặt quan tri phủ nên mẹ cả không muốn đem quy định nhà họ Ngô ra nói, như vậy mất đi hoà khí giữa hai nhà. Còn xưa nay, con gái chưa xuất giá đi lấy chồng, hai nhà chưa gặp mặt, dạm ngõ thì vẫn phải giữ thân và nề nếp không được phép gặp gỡ hay tiếp xúc riêng tư với đàn ông lạ, hoặc đến thăm nhà đàng trai khi người lớn hai bên chưa đánh tiếng. Các con tự ý dắt nhau về đây ra mắt đã là trái với thuần phong mỹ tục quê hương, chưa tính chuyện ngồi ngang hàng ăn cơm với người nhà họ Ngô.”

Lần này, đến lượt bà cả cười đắc ý.

Nét mặt của Hoa Liễu không được tốt lắm khi nghe cha và mẹ cả nói về gia pháp nhà họ Ngô. Mồ trôi trên trán bắt đầu túa ra nút đầu.

Trúc Diễm giận đến tím mặt nhưng chẳng thể làm được gì, bởi những lời ông bà phú họ nói đều có lý cả. Những gia đình bậc quyền quý sống trong xã hội thời phong kiến, họ rất quan trọng đến nề nếp gia phong.

Để xoa dịu bầu không khí, bà cả cười xòa nói:” Thôi, đằng nào cháu Trúc Diễm cũng đến đây làm khách rồi, cũng đâu thể tách riêng bàn bảo cháu sang ngồi một mình, như vậy không thể hiện lòng mến khách. Em ba, tôi nói vậy đúng chứ?”

Bà ba cúi gằm mặt, lí nhí đáp:” Dạ..dạ..vâng.”

Bà vú quay lại phòng ăn, theo sau lưng là vợ chồng cậu hai. Bà vú bước đến bên cạnh bà cả, ổn định chỗ đứng rồi thưa:

“ Thưa ông chủ, bà chủ, cậu hai và mợ đến rồi ạ.”

Ông phú hộ nhìn con trai nở nụ cười trìu mến, ngoắc tay và bảo:” Mau, đến đây ngồi cùng cha.”

Văn Thanh nắm tay Lưu Ly đi đến, cậu kéo ghế rồi bảo:” Lưu Ly, em ngồi đi.”

Đợi Lưu Ly ngồi xong, Văn Thanh mới đặt mông xuống ngồi. Cậu nói với mọi người:” mọi người thứ lỗi cho con, trong người con thấy không được khỏe nên hôm nay mới có dịp ngồi ăn chung với cả nhà.”

Bà hai mỉm cười, nói:

“ Văn Thanh, con khoẻ lại là tốt rồi. Con xem, hôm nay nhà bếp đặc biệt chuẩn bị rất nhiều món ngon con thích.”

Văn Bằng ngồi bên cạnh phụ họa thêm:
“ Anh hai, mừng anh khỏe lại. Cha mẹ mấy ngày qua lo lắng cho anh đến nỗi quên ăn, mất ngủ.”

Văn Thanh:” Tôi biết mà chú ba, cảm ơn chú ba thay tôi chăm sóc cha mẹ khoảng thời gian khi tôi bị bệnh.”

Hoa Quỳnh chọc chọc đũa vào chén cơm, lầm bầm trong miệng:” Hừ! Thật không thể nuốt nổi khi ai kia vừa đến trên ngoài toàn bốc ra mùi tử khí.” Câu nói lí nhí trong miệng của cô ta tuy rất nhỏ, song đã bị những người ngồi bên cạnh nghe thấy.

Văn Thanh toan đứng dậy, bị Lưu Ly níu kéo lại nhìn cậu khẽ lắc đầu ngầm ra hiệu. Văn Thanh cười khẩy, nhìn chằm chằm Hoa Quỳnh nói bóng gió:

“ Mùi tử khí ấy hả? À, tôi biết nó phát ra từ đâu, ai là người làm cho nó bay lan tỏa khắp nơi. Em út, có cần anh hai vạch rõ ra không?”

Mặt Hoa Quỳnh tái mét, không dám lên tiếng nói cà khịa thêm một câu. Văn Thanh sau khi quan sát sắc mặt và biểu cảm của Hoa Quỳnh, cậu tự hỏi bản thân:” Tại sao trên người cô ta lại xuất hiện nhiều âm khí như vậy? Chẳng nhẽ cô ta vừa làm điều gì dại dột quá đáng?”

Tiếng nôn khan của Hoa Liễu vang lên cắt đứt dòng suy nghĩ của Văn Thanh. Hoa Liễu ôm miệng chạy ra ngoài, bà hai thấy vậy lập tức đuổi theo, trước khi chạy theo con gái, bà ta còn bình tĩnh đứng lại trấn an mọi người bằng câu nói:” Không sao, mọi người dùng bữa cứ tự nhiên, tôi đi xem con bé có ổn không.”

Bà cả nói:” Hoa Liễu vẫn chưa khỏi đau bao tử sao? Vậy thím ba sao không cho người đi mời thầy lang về bắt mạch?”

Ông phú hộ cũng lo lắng hỏi:”Đúng rồi, con bé bị đau sao không mời thầy về bắt mạch bốc thuốc? Chớ đau hoài chịu sao nổi? Tội nghiệp ghê chưa!” Đối với ông phú hộ, ông có cả thảy sáu người con nhưng đều yêu thương công bằng, mặc dù ông luôn yêu mến và kính trọng bà cả nhất, người vợ đã cùng ông chịu khổ từ những ngày cơ hàn. Để nhà họ Ngô được giàu sang phú quý như ngày hôm nay, bà cả có công rất lớn.

Hoa Quỳnh biết cha chưa nghe được lời đồn về chị gái, nên đứng dậy toan nói ra nhưng bị Văn Viễn kéo ngồi xuống. Anh ta thì thầm vào tai:

“ Em út bớt bớt gây hoạ đi, đừng để mẹ và anh bị đuổi ra khỏi nhà.”

Hoa Quỳnh nói nhỏ với anh mình:
“ Anh nói vậy có ý gì?”

Văn Viễn:”Hừ! Cô đừng tưởng trong đầu cô đang suy tính điều gì mà người anh trai này không đoán ra. Cô có biết sáng nay vất vả lắm tôi mới dẹp yên lời đồn của đám gia nhân trong nhà không hả?”

Hoa Quỳnh trợn mắt, giận run người. Nghiến chặt hàm răng nói nhỏ nhất chỉ đủ hai người bọn họ nghe:

“ Anh biết rồi còn xen vào làm gì? Em làm vậy cũng vì muốn tốt cho chị!”

Văn Viễn hừ tiếng, hăm dọa:
“ Cô tính toán gì gì trong đầu tôi hiểu cả, nếu còn dám gây sự người bị đuổi ra khỏi nhà này là cô trước tiên đấy.”

Nói xong, Văn Viễn nhấc mặt ra khỏi tai của Hoa Quỳnh, dùng ánh mắt nghiêm nghị nhìn đứa em gái mưu mô đầy thủ đoạn thị uy.

“ Kìa anh hai, sao anh không ăn đi.” Văn Viễn ngẩng nhìn anh hai hối thúc.

Lưu Ly nói đỡ:” Anh hai cậu là người ăn chay, nên những món ăn này không hợp khẩu vị của anh ấy.”

Văn Viễn:” Ồ! Thì ra anh hai em ăn chay ư? Thứ lỗi em xa nhà đã lâu nên không biết.”

Cả bữa ăn, nghe toàn những lời khách sáo của đám trẻ dành cho nhau khiến ông phú hộ và bà cả không vui chút nào. Cố gắng ăn hết chén cơm xong, bà cả bảo bà vú đưa mình về phòng. Sau đó đến lượt bà hai đi cùng chồng là ông phú hộ, ra ngoài vườn bãi xem nhân công làm việc. Trên bàn lúc này chỉ mấy anh em trong nhà ngồi lại nói chuyện phiếm, Văn Viễn nổi hứng mời mộc:

“ Anh hai, anh ba, ngày mai đến sinh nhật em, em mời anh hai và anh ba ra quán chúng ta lai rai một bữa. Cũng lâu lắm rồi anh em mình chưa ngồi nhậu cùng nhau. À, em sẽ rủ thêm cả anh họ cùng đi, sẵn dịp này anh em mình ôn lại những kỷ niệm tuổi thơ đã đi qua.”

Biết không thể từ chối, Văn Thanh và Văn Bằng nhìn nhau rồi gật đầu đồng ý.
……

Buổi tối, khi bà ba đang lo lắng cho Hoa Liễu cô con gái rượu của mình thì Văn Viễn và Hoa Quỳnh đứng bên ngoài gõ cửa:

Cộc..cộc…cộc..

Bà ba trong phòng nói vọng ra:

“ Vào đi!”

Thấy con trai và con gái đến, bà ba oà khóc than vãn:” Trời ơi là trời, chắc mẹ đi chết thì con nhỏ Hoa Liễu nó mới vừa lòng. Con ơi là con, mẹ phải làm sao bây giờ.”

Hoa Quỳnh ngồi xuống bên cạnh mẹ, còn Văn Viễn đứng bên cạnh cửa sổ, ánh mắt nhìn xa xăm ra ngoài vườn lặng thinh không nói gì:

Hoa Quỳnh:” Mẹ, là tại con nhỏ Lưu Ly tất cả.”
Bà Ba:” Con nói gì cơ, sao chuyện này con bé đó lại biết thế hả? Nếu nó đi mách cha con và bà cả thì chị gái con sẽ bị cha con đuổi ra khỏi nhà.”
Hoa Quỳnh im lặng một lúc, rồi chẹp lười nói:” Mẹ, con có kế này, chỉ sợ mẹ không dám xuống tay mà thôi?”
Bà ba:” Đâu, nói mẹ nghe thử?”

Hoa Quỳnh ghé sát vào tai mẹ hiến kế, nghe xong bà ba giật nảy mình, trừng mắt nhìn con gái, nói:

“ Đây cũng gọi là cách sao? Là đang hại chị con thì đúng hơn. Không, mẹ không thể làm vậy, ngộ nhỡ chị con có bị làm sao thì mẹ làm gì còn mặt mũi sống tiếp.”

Hoa Quỳnh bĩu môi, nói:

“ Vậy mẹ cứ để chị Hoa Liễu nhà mình vác bụng bầu cho thiên hạ họ dè bỉu cười khinh bỉ đến cuối đời cho vừa lòng. Biết đâu nhân cơ hội này những người xem mẹ là cái gai trong mắt được đà đạp mẹ xuống vực thẳm thì sao? Mẹ chịu làm theo cách của con thì khác, chị gái con vừa không phải mang tiếng xấu, mà vị trí của mẹ trong nhà họ Ngô cũng không sợ bị người ta cướp mất.”

Bà ba đang trong tâm trạng suy nghĩ đắn đo, thì Văn Viễn lên tiếng hùa theo lời nói của Hoa Quỳnh:

“ Nhỏ Hoa Quỳnh em con nói đúng đấy mẹ à. Nhìn cách ăn nói và đối xử của bà cả với mẹ con chúng ta sáng nay ở bàn ăn, con cảm thấy nhục nhã quá. Chỉ có củng cố địa vị của mẹ trong căn nhà này thì tụi con mới mong có ngày được ngẩng cao mặt mà sống.”

Nghe hai đứa con đứt ruột đẻ ra nói vậy lòng bà ba đau như có dao cắt. Ngồi suy nghĩ một lúc bà ba thở dài rồi nói:

“ Thôi được, vậy chuyện này mẹ để hai đứa con tự sắp xếp. Nhớ đừng để ai biết, đặc biệt là chị gái con nghe chưa?”

Hai anh em Văn Viễn và Hoa Quỳnh nhìn nhau, khóe môi hiện ra một nét cười tàn ác.
—-
Tối hôm sau, Văn Thanh ra quán nhậu nằm ở ven con sông theo lời mời của Văn Viễn. Trước khi đi cậu không quên dặn vợ mình đủ thứ, và nhất là không được lo chuyện bao đồng. Thế nhưng, khi Văn Thanh vừa đi khỏi, người hầu của Hoa Liễu đến gõ cửa phòng Lưu Ly. Sau cuộc trò chuyện bí mật thì Lưu Ly khoác thêm chiếc áo và đi theo cô hầu ra khỏi phòng về hướng nhà bếp.

Đến nơi, nghe mùi thuốc bắc nồng nặc xộc thẳng vào khoang mũi khiến Lưu Ly phải quay mặt đi hắt hơi mấy cái. Cô đưa tay lên dụi mũi mà hỏi:

“ Đây là thuốc gì sao có mùi hắc thế?”

Cô người hầu đáp:” Dạ mợ hai, đây là thuốc dưỡng thai cô chủ nhờ người đi bốc sáng nay.”

“ Là thuốc an thai ư?” Lưu Ly thắc mắc hỏi.

“ Dạ vâng thưa mợ.”
“ Thuốc an thai sao lại có mùi nồng nặc khó ngửi như thế này?”
“ Dạ em không biết, thuốc này cô chủ đưa cho em, dặn em sắc cẩn thận.”
“ Cô để đấy tôi canh ấm thuốc cho, hôm nay trời trở gió, cô về phòng chăm sóc cô chủ đi, thuốc khi nào xong tôi sẽ tự tay bưng vào phòng.”

Nhỏ người hầu đứng dậy, gật đầu và đáp;” Dạ, vậy em phiền mợ hai trông ấm thuốc dùm em, em quay lại phòng hỏi xem cô chủ có cần em giúp gì không.”

“ Ừ, thôi cô đi đi.”

Đi được một đoạn, nhỏ người hầu không yên tâm còn quay lại dặn dò Lưu Ly:” À mợ ơi, nếu có ai đến hỏi xin mợ giữ kín chuyện này dùm cô chủ.”

Lưu Ly vừa khom người đẩy củi vào bếp lửa, vừa trả lời:” Tôi biết mà, dặn cô chủ cứ an tâm mà dưỡng thai.”

Nhỏ người hầu quay mặt đi, trên môi khẽ nở nụ cười quái dị.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.