Lấy Người Chồng Ma

Chương 45



Cả nhà đổ dồn ánh mắt nhìn cậu gia nhân, ông phú hộ quắc mắt hỏi:

“ Ai đến thế?”

Cậu gia nhân chưa kịp trả lời thì ông phú hộ đã tự đưa ra câu trả lời trong đầu:” Chẳng nhẽ lại là quan tri phủ? Hừ, mũi hắn thính như mũi chó vậy sao?”. Ngay khi đó câu trả lời của cậu gia nhân vang lên cắt ngang dòng suy nghĩ của ông phú hộ:

“ Dạ bẩm ông, là mợ hai và một ông lão đang đứng chờ ngoài cổng.”

Ông phú hộ và bà cả nhìn nhau, vội phẩy tay:

“ Là mợ hai sao bây không cho mợ vào còn phải thưa với bẩm cái gì? Bộ đây không phải nhà của mợ hai tụi bây hay sao?”

Cậu gia nhân khúm núm, chốc chốc len lén nhìn sang chỗ Văn Viễn tựa như đang đợi một cái gật đầu của cậu ta.

Tiếng ông phú hộ lần nữa vang lên khiến cậu gia nhân giật nảy mình, kéo bản thân cậu về thực tại:

“ Lời ông nói bây nghe không rõ hả? Mau ra ngoài mời mợ hai vào đây.”

Cậu gia nhân thôi không nhìn Văn Viễn nữa, lắp bắp đáp:

“ Dạ bẩm ông, con ra mời mợ vào ngay.”

Nói xong cậu ta quay đi, chạy te te ra cổng.

Ông phú hộ lẩm bẩm trong miệng:” May quá con bé đã quay về, đúng lúc ta cũng có việc muốn hỏi.” Rồi ông quay lại ghế đẩu ngồi, thư thái nhấp ngụm trà ấm.

Văn Viễn nghĩ trong đầu:” Khốn khiếp, lại để cho cô ta mò về được tận nhà. Xem ra trận hỏa hoạn hôm qua xem như công cốc rồi. Giờ chỉ mong sao cô ta không biết mình chính là người đã phóng hoả, chuyện này mà tới tai cha thì mình trong nhà này không còn chỗ đứng.” Hừm!!!

Bên phía Hoa Quỳnh cũng cuống quýt không kém, chân tay vụng về xém làm rơi chiếc khăn tay xuống đất. Cô ta liếc mắt đảo nhìn xung quanh, muốn biết mụ đàn bà đứng ở đâu, một lúc sau thấy bà ta bước ra từ sau lưng đám gia nhân thì Hoa Quỳnh dùng ánh mắt cầu cứu nhìn mụ. Mụ ta khẽ gật đầu, tựa như vừa trấn an Hoa Quỳnh, muốn nói với cô ấy:” Đừng sợ, mọi chuyện đã có tôi ở đây!” Rồi lại lùi ra phía sau. Dáng bà ta khuất sau đám người giúp việc.

Thêm một lúc sau nữa, Lưu Ly và ông cụ bước vào. Cô cúi đầu chào cha mẹ:

“ Thưa cha mẹ, Lưu Ly mới về.”

Bà cả mỉm cười:

“ Về rồi thì tốt. Con không biết mấy ngày qua Văn Thanh lo lắng cho con nhiều lắm đấy.”

Ông phú hộ gật gù:

“ Con không sao là tốt rồi!”

Hành lễ chào người lớn xong chưa ai kịp hỏi Lưu Ly mấy ngày qua đi đâu thì bất ngờ tiếng ông cụ hoảng hốt thốt lên:

“ Cô gái này bị sản hậu, tại sao không nằm nghỉ ngơi trong phòng lại chạy ra đây. Dù sao cũng vừa sinh con trong tháng phải ở cữ chứ, kiêng kị gió máy là việc rất cần thiết đối với sản phụ vừa sinh.”

Lời ông cụ nói như mũi dao cứa ngang qua tim ông phú hộ. Cả nhà ngạc nhiên quá đỗi khi nghe những lời này. Bà cả, bà hai và ông phú hộ ba người họ nhìn nhau, rồi lại nhìn anh em Văn Viễn đang đứng dìu nhau, sắc mặt của họ bắt đầu có nét thay đổi.

Ông phú hộ đập xuống bàn, trừng mắt hỏi:

“ Văn Viễn, nói mau. Có đúng Hoa Liễu vừa sinh con không? Chuyện này là sao? Là sao hả? Nếu hôm nay không nói thật ra thì ta sẽ mang gia pháp ra để nghiêm trị.”

Hoa Liễu dùng cơ thể yếu ớt quỳ mọp xuống đất, chắp tay vái lạy cha lia lịa thưa chuyện.

“ Cha, mẹ cả, mẹ hai, cho con xin lỗi. Con có lỗi với cha mẹ khi đã làm ra chuyện tày đình này. Nhưng chúng con yêu nhau thật lòng, chỉ tiếc mẹ đã không cho chúng con đến với nhau, và đã..đã…đã…” Nói đến đây Hoa Liễu bật khóc.

Ông phú hộ tức giận gầm lên:

“ Con ơi là con, sao bây không cầm da.o giế.t cha chế/t đi rồi bây muốn làm gì thì làm, sống sao thì sống. Nhục, nhục..nhục nhã quá trời ạ.”

Bà cả vỗ vỗ vào tay ông phú hộ, nói đỡ:

“ Mình khoan hãy nổi nóng, dù sao ông ấy đã nói vậy chắc cũng có chút kiến thức về nghề thầy thuốc, hay là mình cứ để cho ông ấy bắt mạch cho con bé Hoa Liễu nhà mình trước. Mạn/g người là quan trọng, con bé tuổi còn trẻ, không tránh khỏi được cám dỗ bên ngoài cũng là chuyện bình thường.”

Lời bà cả nói ra vậy thôi, song sống trong xã hội thời phong kiến, việc một cô gái chưa chồng hay một tiểu thư khuê các chửa hoang là một việc làm sai trái, đi ngược với thuần phong mỹ tục. Nhà nào có con gái chửa hoang sẽ bị dân làng cười khinh, người đời sỉ nhục. Làm sao ông phú hộ lại không tức giận cho được.

Văn Viễn suy nghĩ trong đầu:” Thường ngày bà ta rất ghét mẹ con mình, sao hôm nay bà ta lại nói đỡ cho Hoa Liễu? Cuối cùng mục đích của bà ta là gì? Người đàn bà này thật khó hiểu!” Rồi cậu ta quỳ gối, thưa chuyện.

“ Thưa cha, thưa hai mẹ. Chuyện này con cũng vừa mới biết tối hôm qua, nhưng do con bận đi tìm chị dâu nên chưa kịp thưa lại cho cha mẹ biết.”

Ông phú hộ:

“ Hừ! Có phải hôm nay nếu tôi không phát hiện ra chuyện mẹ anh dan díu với đàn ông bên ngoài, thì anh chị cũng giấu tôi luôn chuyện này đấy hử? Hừm! Mẹ con mấy người đều một ruột, đ.ĩ điế.m giống nhau. Sinh ra đã ngậm thìa vàng, cuộc sống may mắn gấp vạn lần những người nghèo khổ ngoài kia đáng nhẽ phải cảm thấy bản thân mình được may mắn, sống làm gương cho kẻ khác chứ? Đằng này…sung sướng quá hoá rồ, chưa làm nên tích sự gì chỉ giỏi bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ.”

Hoa Liễu khóc nức nở. Còn Văn Viễn và Hoa Quỳnh chỉ biết cúi gằm mặt. Giờ đây sự mạnh mẽ tàn ác, bản tính chua ngoa của họ đã không còn, thay vào đó bộ mặt xấu hổ, xấu hổ khi có một người mẹ như vậy.

Vẫn có câu nói” nhà dột từ nóc dột xuống” quả không sai.

Lúc đó sắc mặt Hoa Liễu dần trở nên khó coi, đôi môi nhợt nhạt bạc phếch. Cô nằm lăn ra đất tay vòng xuống ôm bụng. Mặt mày tái xanh như tàu lá chuối, mồ hôi mồ kê vã ra như tắm.

Ông cụ thấy tình hình không ổn, khí huyết lại ra nhiều, nếu để lâu sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến tịnh. Ông ấy vội nói:

“ Chuyện riêng nhà ông bà tôi là người ngoài không tiện xen vào, bây giờ tôi phải cứu người trước đã. Mau đưa cô ấy về phòng, nhanh đi.”

Thấy con gái trong cơn nguy kịch ông phú hộ cũng phần nào lo lắng. Ngoắc người làm lại và bảo:

“ Mau dìu cô chủ về phòng, còn mấy người mau đi theo hầu hạ cô chủ.”

Họ đồng thanh hô” Vâng” rồi lật đật chạy đến đỡ cô chủ Hoa Liễu về phòng.

Lưu Ly đưa ông cụ theo sau mọi người. Vợ chồng ông phú hộ cũng đi cùng. Nhỏ người hầu đặt tô canh xuống bàn, vừa quay lại thì bắt gặp người ta dìu cô chủ về phòng, nó không hiểu đã xảy ra chuyện gì ở trên phòng khách còn đon đả chạy tới nói:

“ Cô chủ về rồi ạ. Mau lại đây húp canh bổ đi cho mau khoẻ.”

Lời nói của nó chưa hết câu tức thì ông cụ bước đến bàn. Hít hít hương thơm của tô canh và múc một ít đưa lên miệng uống thử. Ông khựng lại, bỏ cái muỗng xuống tô canh rồi quay lại nói:

“ Sinh đẻ hay phá tha.i mấy ngày là để ra hết khí hư trong người, tại sao lại cho ăn nhân sâm hầm củ cải? Cơ thể cô ấy đang suy yếu, thân thể lại hoả, cho dùng vậy chẳng khác nào muốn lấy mạn/g cô ấy. Tính giế/t người không da.o chắc.”

Ông phú hộ sốt ruột hỏi:

“ Đứa nào nấu ra tô canh này đây?”

Nhỏ người giúp việc mặt tái mét, quỳ mọp xuống chắp tay xoa xoa vào nhau, vội giải thích:

“ Dạ bẩm ông, con là người mới đến đây làm nên chỉ làm theo lời dặn của bề trên thôi ạ. Bảo con làm gì con làm đó, con nào dám làm sai lệnh.”

Ông phú hộ trừng mắt, quát:

“ Nói mau, ai sai bây nấu canh sâm cho cô chủ ăn hả?”

Nhỏ người hầu run rẩy, dập đầu lia lịa xuống đất, thưa:

“ Ông chủ tha cho con, nếu con khai ra thì cả nhà con ở dưới quê sẽ bị người ta sát hại. Còn việc tô canh làm tổn hại đến sức khoẻ của cô chủ thì quả thực con không biết. Con chỉ hầm canh theo lời dặn thôi ông chủ.”

Lời nói vừa dứt trên miệng, bỗng sắc mặt cô người làm trở nên tím tái, hai mắt trợn ngược trông khó coi vô cùng. Ông cụ toan bước đến nắm cổ tay bắt mạch thì bất ngờ nó phun ra ngụm máu rồi cơ thể phủ gục xuống đất chế.t tươi trước sự kinh ngạc đến sửng sốt của cả nhà.

Ông cụ kiểm tra xong ngước lên thở dài:

“ Cô ấy bị trúng độc mà chế.t. Rất khó để nhận biết ra loại độc tích tụ trong người cô ấy, nếu kẻ gian muốn giế/t người bịt đầu mối thì tôi nghĩ bọn chúng sẽ không để lại dấu vết gì.”

Ông phú hộ:

“ Bây đâu, khiêng nó ra ngoài.”

Hoa Liễu nằm trên giường cố gắng góc đầu lên nói:

“ Cha ơi, lỗi tại con. Tại con tất cả.”

Lưu Ly:

“ Cô chủ đừng suy nghĩ nhiều, trong lúc này cô càng phải nghỉ ngơi mới mong nhanh khỏe lại.”

Ông cụ quay ra nói:

“ Mau đi chuẩn bị thuốc cho tôi. Nam ráng 1 củ, sau đó dùng dao gọt vỏ bỏ lông, lấy giấy thấm vào giấm cho bọc lại nhiều lần, nướng thơm, tán, 1 lần chia đôi uống 2 lần. Pha với nước cơm uống lúc đói.”

“ Chỉ đơn giản vậy thôi sao?” Ông phú hộ thắc mắc hỏi.

“ Đúng vậy. Đáng nhẽ cứ để khí huyết xấu ra bình thường cho sạch, thế nhưng đã có kẻ nhúng tay vào muốn hãm hại cô ấy nên mới cho dùng quá nhiều canh bổ chỉ trong 1 thời gian ngắn. Gặp cơ thể đang yếu chịu sao nổi, chúng phản tác dụng với nhau nên mới gây ra triệu chứng băng huyết sau sinh.”

Lúc này Lưu Ly quên vụ lá thư phải giao lại cho vị phu nhân, cũng đang mải lo cho sức khoẻ Hoa Liễu nên cô chưa kịp hỏi gì về Văn Thanh.

Bà vú bước ra khỏi phòng theo lệnh của phu nhân cả đi lo một số chuyện. Khi vừa ra tới lối hành lang bất ngờ lão quản gia ngoắc lại và bảo:

“ Này bà vú, lại đây tôi biểu.”

Bà vú giật mình, ngoảnh lại thấy ông quản gia đi tới liền cúi đầu chào rồi hỏi:

“ Chẳng hay ông gọi tôi có chuyện chăng?”

Ông quản gia đưa một lá thư cho bà vú, cười nói:

“ Khi nãy ở ngoài cổng có người nhờ tôi đưa lá thư này cho bà. Nhiệm vụ của tôi xong rồi đây, bà vú đi đâu thì đi đi.”

Trong lòng bà vú có dự cảm chẳng lành, chỉ muốn chạy về phòng mở thư ra xem, song vẫn cố kìm chế cảm xúc hỏi với ông quản gia:

“ Ông có biết người đưa thư tới là ai không?”

Ông ấy đáp:

“ Tôi không quen, người đó chỉ dặn tôi phải tận tay giao nó cho bà mà thôi.”

Bà vú lại hỏi:

“ Thế người đó nam hay nữ? Già hay trẻ?”

Lần này ông quản gia nhíu mày, nhìn nà vú chăm chăm bằng ánh mắt dò xét. Bà vú sợ ông quản gia nghi ngờ vội cười xòa chữa cháy giấu đi nét bối rối trên gương mặt.

“ À tôi sợ ở quê có việc gì gấp, cũng không có gì cả đâu. Cảm ông quản gia về lá thư.”

Ông ấy xua tay:

“ Không có gì, thôi bà đi làm việc đi kẻo phu nhân quở trách.”

” Vâng!”

Đợi lão quản gia đi khỏi, bà vú tạm hoãn mọi công việc mà phu nhân vừa giao phó, nhanh chân bước vội về phòng. Bà vú khéo cánh cửa lại, còn cẩn thận cài then cho kỹ rồi mới an tâm mở thư ra đọc.

Không biết bên trong thư viết những gì mà sắc mặt bà vú tối sầm lại sau khi đọc xong. Bà ấy run rẩy đôi tay bấu chặt vào thành ghế để làm điểm tựa. Một lúc sau bà ta cố tự trấn an mình, vò nát lá thư trong tay miệng thốt ra hai từ” Khốn khiếp!”. Từ lúc Lưu Ly xuất hiện cho tới khi bà ta ta rời khỏi phòng thì ánh mắt luôn quan sát để ý từng thao tác cử chỉ và hành động của Lưu Ly, một giây cũng không bỏ qua. Và giờ đây sau khi đọc xong lá thư thì bà vú cảm thấy hoang mang tột độ.

Còn tiếp….
————————-
Tg: Trần Linh

Lấy Người Chồng Ma 45

Cả nhà đổ dồn ánh mắt nhìn cậu gia nhân, ông phú hộ quắc mắt hỏi:

“ Ai đến thế?”

Cậu gia nhân chưa kịp trả lời thì ông phú hộ đã tự đưa ra câu trả lời trong đầu:” Chẳng nhẽ lại là quan tri phủ? Hừ, mũi hắn thính như mũi chó vậy sao?”. Ngay khi đó câu trả lời của cậu gia nhân vang lên cắt ngang dòng suy nghĩ của ông phú hộ:

“ Dạ bẩm ông, là mợ hai và một ông lão đang đứng chờ ngoài cổng.”

Ông phú hộ và bà cả nhìn nhau, vội phẩy tay:

“ Là mợ hai sao bây không cho mợ vào còn phải thưa với bẩm cái gì? Bộ đây không phải nhà của mợ hai tụi bây hay sao?”

Cậu gia nhân khúm núm, chốc chốc len lén nhìn sang chỗ Văn Viễn tựa như đang đợi một cái gật đầu của cậu ta.

Tiếng ông phú hộ lần nữa vang lên khiến cậu gia nhân giật nảy mình, kéo bản thân cậu về thực tại:

“ Lời ông nói bây nghe không rõ hả? Mau ra ngoài mời mợ hai vào đây.”

Cậu gia nhân thôi không nhìn Văn Viễn nữa, lắp bắp đáp:

“ Dạ bẩm ông, con ra mời mợ vào ngay.”

Nói xong cậu ta quay đi, chạy te te ra cổng.

Ông phú hộ lẩm bẩm trong miệng:” May quá con bé đã quay về, đúng lúc ta cũng có việc muốn hỏi.” Rồi ông quay lại ghế đẩu ngồi, thư thái nhấp ngụm trà ấm.

Văn Viễn nghĩ trong đầu:” Khốn khiếp, lại để cho cô ta mò về được tận nhà. Xem ra trận hỏa hoạn hôm qua xem như công cốc rồi. Giờ chỉ mong sao cô ta không biết mình chính là người đã phóng hoả, chuyện này mà tới tai cha thì mình trong nhà này không còn chỗ đứng.” Hừm!!!

Bên phía Hoa Quỳnh cũng cuống quýt không kém, chân tay vụng về xém làm rơi chiếc khăn tay xuống đất. Cô ta liếc mắt đảo nhìn xung quanh, muốn biết mụ đàn bà đứng ở đâu, một lúc sau thấy bà ta bước ra từ sau lưng đám gia nhân thì Hoa Quỳnh dùng ánh mắt cầu cứu nhìn mụ. Mụ ta khẽ gật đầu, tựa như vừa trấn an Hoa Quỳnh, muốn nói với cô ấy:” Đừng sợ, mọi chuyện đã có tôi ở đây!” Rồi lại lùi ra phía sau. Dáng bà ta khuất sau đám người giúp việc.

Thêm một lúc sau nữa, Lưu Ly và ông cụ bước vào. Cô cúi đầu chào cha mẹ:

“ Thưa cha mẹ, Lưu Ly mới về.”

Bà cả mỉm cười:

“ Về rồi thì tốt. Con không biết mấy ngày qua Văn Thanh lo lắng cho con nhiều lắm đấy.”

Ông phú hộ gật gù:

“ Con không sao là tốt rồi!”

Hành lễ chào người lớn xong chưa ai kịp hỏi Lưu Ly mấy ngày qua đi đâu thì bất ngờ tiếng ông cụ hoảng hốt thốt lên:

“ Cô gái này bị sản hậu, tại sao không nằm nghỉ ngơi trong phòng lại chạy ra đây. Dù sao cũng vừa sinh con trong tháng phải ở cữ chứ, kiêng kị gió máy là việc rất cần thiết đối với sản phụ vừa sinh.”

Lời ông cụ nói như mũi dao cứa ngang qua tim ông phú hộ. Cả nhà ngạc nhiên quá đỗi khi nghe những lời này. Bà cả, bà hai và ông phú hộ ba người họ nhìn nhau, rồi lại nhìn anh em Văn Viễn đang đứng dìu nhau, sắc mặt của họ bắt đầu có nét thay đổi.

Ông phú hộ đập xuống bàn, trừng mắt hỏi:

“ Văn Viễn, nói mau. Có đúng Hoa Liễu vừa sinh con không? Chuyện này là sao? Là sao hả? Nếu hôm nay không nói thật ra thì ta sẽ mang gia pháp ra để nghiêm trị.”

Hoa Liễu dùng cơ thể yếu ớt quỳ mọp xuống đất, chắp tay vái lạy cha lia lịa thưa chuyện.

“ Cha, mẹ cả, mẹ hai, cho con xin lỗi. Con có lỗi với cha mẹ khi đã làm ra chuyện tày đình này. Nhưng chúng con yêu nhau thật lòng, chỉ tiếc mẹ đã không cho chúng con đến với nhau, và đã..đã…đã…” Nói đến đây Hoa Liễu bật khóc.

Ông phú hộ tức giận gầm lên:

“ Con ơi là con, sao bây không cầm da.o giế.t cha chế/t đi rồi bây muốn làm gì thì làm, sống sao thì sống. Nhục, nhục..nhục nhã quá trời ạ.”

Bà cả vỗ vỗ vào tay ông phú hộ, nói đỡ:

“ Mình khoan hãy nổi nóng, dù sao ông ấy đã nói vậy chắc cũng có chút kiến thức về nghề thầy thuốc, hay là mình cứ để cho ông ấy bắt mạch cho con bé Hoa Liễu nhà mình trước. Mạn/g người là quan trọng, con bé tuổi còn trẻ, không tránh khỏi được cám dỗ bên ngoài cũng là chuyện bình thường.”

Lời bà cả nói ra vậy thôi, song sống trong xã hội thời phong kiến, việc một cô gái chưa chồng hay một tiểu thư khuê các chửa hoang là một việc làm sai trái, đi ngược với thuần phong mỹ tục. Nhà nào có con gái chửa hoang sẽ bị dân làng cười khinh, người đời sỉ nhục. Làm sao ông phú hộ lại không tức giận cho được.

Văn Viễn suy nghĩ trong đầu:” Thường ngày bà ta rất ghét mẹ con mình, sao hôm nay bà ta lại nói đỡ cho Hoa Liễu? Cuối cùng mục đích của bà ta là gì? Người đàn bà này thật khó hiểu!” Rồi cậu ta quỳ gối, thưa chuyện.

“ Thưa cha, thưa hai mẹ. Chuyện này con cũng vừa mới biết tối hôm qua, nhưng do con bận đi tìm chị dâu nên chưa kịp thưa lại cho cha mẹ biết.”

Ông phú hộ:

“ Hừ! Có phải hôm nay nếu tôi không phát hiện ra chuyện mẹ anh dan díu với đàn ông bên ngoài, thì anh chị cũng giấu tôi luôn chuyện này đấy hử? Hừm! Mẹ con mấy người đều một ruột, đ.ĩ điế.m giống nhau. Sinh ra đã ngậm thìa vàng, cuộc sống may mắn gấp vạn lần những người nghèo khổ ngoài kia đáng nhẽ phải cảm thấy bản thân mình được may mắn, sống làm gương cho kẻ khác chứ? Đằng này…sung sướng quá hoá rồ, chưa làm nên tích sự gì chỉ giỏi bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ.”

Hoa Liễu khóc nức nở. Còn Văn Viễn và Hoa Quỳnh chỉ biết cúi gằm mặt. Giờ đây sự mạnh mẽ tàn ác, bản tính chua ngoa của họ đã không còn, thay vào đó bộ mặt xấu hổ, xấu hổ khi có một người mẹ như vậy.

Vẫn có câu nói” nhà dột từ nóc dột xuống” quả không sai.

Lúc đó sắc mặt Hoa Liễu dần trở nên khó coi, đôi môi nhợt nhạt bạc phếch. Cô nằm lăn ra đất tay vòng xuống ôm bụng. Mặt mày tái xanh như tàu lá chuối, mồ hôi mồ kê vã ra như tắm.

Ông cụ thấy tình hình không ổn, khí huyết lại ra nhiều, nếu để lâu sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến tịnh. Ông ấy vội nói:

“ Chuyện riêng nhà ông bà tôi là người ngoài không tiện xen vào, bây giờ tôi phải cứu người trước đã. Mau đưa cô ấy về phòng, nhanh đi.”

Thấy con gái trong cơn nguy kịch ông phú hộ cũng phần nào lo lắng. Ngoắc người làm lại và bảo:

“ Mau dìu cô chủ về phòng, còn mấy người mau đi theo hầu hạ cô chủ.”

Họ đồng thanh hô” Vâng” rồi lật đật chạy đến đỡ cô chủ Hoa Liễu về phòng.

Lưu Ly đưa ông cụ theo sau mọi người. Vợ chồng ông phú hộ cũng đi cùng. Nhỏ người hầu đặt tô canh xuống bàn, vừa quay lại thì bắt gặp người ta dìu cô chủ về phòng, nó không hiểu đã xảy ra chuyện gì ở trên phòng khách còn đon đả chạy tới nói:

“ Cô chủ về rồi ạ. Mau lại đây húp canh bổ đi cho mau khoẻ.”

Lời nói của nó chưa hết câu tức thì ông cụ bước đến bàn. Hít hít hương thơm của tô canh và múc một ít đưa lên miệng uống thử. Ông khựng lại, bỏ cái muỗng xuống tô canh rồi quay lại nói:

“ Sinh đẻ hay phá tha.i mấy ngày là để ra hết khí hư trong người, tại sao lại cho ăn nhân sâm hầm củ cải? Cơ thể cô ấy đang suy yếu, thân thể lại hoả, cho dùng vậy chẳng khác nào muốn lấy mạn/g cô ấy. Tính giế/t người không da.o chắc.”

Ông phú hộ sốt ruột hỏi:

“ Đứa nào nấu ra tô canh này đây?”

Nhỏ người giúp việc mặt tái mét, quỳ mọp xuống chắp tay xoa xoa vào nhau, vội giải thích:

“ Dạ bẩm ông, con là người mới đến đây làm nên chỉ làm theo lời dặn của bề trên thôi ạ. Bảo con làm gì con làm đó, con nào dám làm sai lệnh.”

Ông phú hộ trừng mắt, quát:

“ Nói mau, ai sai bây nấu canh sâm cho cô chủ ăn hả?”

Nhỏ người hầu run rẩy, dập đầu lia lịa xuống đất, thưa:

“ Ông chủ tha cho con, nếu con khai ra thì cả nhà con ở dưới quê sẽ bị người ta sát hại. Còn việc tô canh làm tổn hại đến sức khoẻ của cô chủ thì quả thực con không biết. Con chỉ hầm canh theo lời dặn thôi ông chủ.”

Lời nói vừa dứt trên miệng, bỗng sắc mặt cô người làm trở nên tím tái, hai mắt trợn ngược trông khó coi vô cùng. Ông cụ toan bước đến nắm cổ tay bắt mạch thì bất ngờ nó phun ra ngụm máu rồi cơ thể phủ gục xuống đất chế.t tươi trước sự kinh ngạc đến sửng sốt của cả nhà.

Ông cụ kiểm tra xong ngước lên thở dài:

“ Cô ấy bị trúng độc mà chế.t. Rất khó để nhận biết ra loại độc tích tụ trong người cô ấy, nếu kẻ gian muốn giế/t người bịt đầu mối thì tôi nghĩ bọn chúng sẽ không để lại dấu vết gì.”

Ông phú hộ:

“ Bây đâu, khiêng nó ra ngoài.”

Hoa Liễu nằm trên giường cố gắng góc đầu lên nói:

“ Cha ơi, lỗi tại con. Tại con tất cả.”

Lưu Ly:

“ Cô chủ đừng suy nghĩ nhiều, trong lúc này cô càng phải nghỉ ngơi mới mong nhanh khỏe lại.”

Ông cụ quay ra nói:

“ Mau đi chuẩn bị thuốc cho tôi. Nam ráng 1 củ, sau đó dùng dao gọt vỏ bỏ lông, lấy giấy thấm vào giấm cho bọc lại nhiều lần, nướng thơm, tán, 1 lần chia đôi uống 2 lần. Pha với nước cơm uống lúc đói.”

“ Chỉ đơn giản vậy thôi sao?” Ông phú hộ thắc mắc hỏi.

“ Đúng vậy. Đáng nhẽ cứ để khí huyết xấu ra bình thường cho sạch, thế nhưng đã có kẻ nhúng tay vào muốn hãm hại cô ấy nên mới cho dùng quá nhiều canh bổ chỉ trong 1 thời gian ngắn. Gặp cơ thể đang yếu chịu sao nổi, chúng phản tác dụng với nhau nên mới gây ra triệu chứng băng huyết sau sinh.”

Lúc này Lưu Ly quên vụ lá thư phải giao lại cho vị phu nhân, cũng đang mải lo cho sức khoẻ Hoa Liễu nên cô chưa kịp hỏi gì về Văn Thanh.

Bà vú bước ra khỏi phòng theo lệnh của phu nhân cả đi lo một số chuyện. Khi vừa ra tới lối hành lang bất ngờ lão quản gia ngoắc lại và bảo:

“ Này bà vú, lại đây tôi biểu.”

Bà vú giật mình, ngoảnh lại thấy ông quản gia đi tới liền cúi đầu chào rồi hỏi:

“ Chẳng hay ông gọi tôi có chuyện chăng?”

Ông quản gia đưa một lá thư cho bà vú, cười nói:

“ Khi nãy ở ngoài cổng có người nhờ tôi đưa lá thư này cho bà. Nhiệm vụ của tôi xong rồi đây, bà vú đi đâu thì đi đi.”

Trong lòng bà vú có dự cảm chẳng lành, chỉ muốn chạy về phòng mở thư ra xem, song vẫn cố kìm chế cảm xúc hỏi với ông quản gia:

“ Ông có biết người đưa thư tới là ai không?”

Ông ấy đáp:

“ Tôi không quen, người đó chỉ dặn tôi phải tận tay giao nó cho bà mà thôi.”

Bà vú lại hỏi:

“ Thế người đó nam hay nữ? Già hay trẻ?”

Lần này ông quản gia nhíu mày, nhìn nà vú chăm chăm bằng ánh mắt dò xét. Bà vú sợ ông quản gia nghi ngờ vội cười xòa chữa cháy giấu đi nét bối rối trên gương mặt.

“ À tôi sợ ở quê có việc gì gấp, cũng không có gì cả đâu. Cảm ông quản gia về lá thư.”

Ông ấy xua tay:

“ Không có gì, thôi bà đi làm việc đi kẻo phu nhân quở trách.”

” Vâng!”

Đợi lão quản gia đi khỏi, bà vú tạm hoãn mọi công việc mà phu nhân vừa giao phó, nhanh chân bước vội về phòng. Bà vú khéo cánh cửa lại, còn cẩn thận cài then cho kỹ rồi mới an tâm mở thư ra đọc.

Không biết bên trong thư viết những gì mà sắc mặt bà vú tối sầm lại sau khi đọc xong. Bà ấy run rẩy đôi tay bấu chặt vào thành ghế để làm điểm tựa. Một lúc sau bà ta cố tự trấn an mình, vò nát lá thư trong tay miệng thốt ra hai từ” Khốn khiếp!”. Từ lúc Lưu Ly xuất hiện cho tới khi bà ta ta rời khỏi phòng thì ánh mắt luôn quan sát để ý từng thao tác cử chỉ và hành động của Lưu Ly, một giây cũng không bỏ qua. Và giờ đây sau khi đọc xong lá thư thì bà vú cảm thấy hoang mang tột độ.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.